Chào bạn,
Căn cứ vào các thông tin sơ bộ mà bạn cung cấp, tôi xin góp ý kiến như sau:
Thứ nhất: Đối với hành vi đánh người khác của bạn
Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 (BLHS) về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác quy định:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân[…]”
Việc bạn đánh người dẫn đến chảy máu mũi, có khả năng bị xử lý hình sự hay không còn phụ thuộc vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật của nạn nhân:
+ Nếu tỷ lệ thương tật trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp liệt kê tại Khoản 1 thì bạn có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích theo Điều này nếu nạn nhân có đơn yêu cầu khởi tố.
+ Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% mà không thuộc các trường hợp liệt kê tại Khoản 1 thì hành vi đánh người của bạn không cấu thành tội phạm cũng như bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này mà chỉ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 7 NĐ 73/2010: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Thứ hai: đối với hành vi giật điện thoại:
- Trường hợp bạn không hề có chủ ý chiếm đoạt chiếc điện thoại đó, do quán tính hay vì một số lý do nào khác mà bạn giật chiếc điện thoại thì hành vi này không cấu thành tội phạm, nghĩa là bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.
Tuy nhiên, để được tư vấn chính xác, bạn cần cung cấp thêm thông tin cụ thể và liên hệ trực tiếp với luật sư để trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
NGUYỄN THỊ HƯƠNG - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)
M: 043.212.3044 - E: m5.vietkimlaw@gmail.com
01658.243.874
Ad: Tầng 5, SHB Building, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.