DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đăng ký lại việc sinh vẫn còn vướng mắc

 

ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC SINH - CÓ QUY ĐỊNH NHƯNG VẪN CÒN VƯỚNG MẮC

                                                                                         Vũ Đạt

 

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, là căn cứ pháp lý để cung cấp thong tin về nhân thân cho các loại giấy tờ khác. Pháp luật nước ta đã có quy định cụ thể về thủ tục đăng ký lại việc sinh, tuy nhiên việc thực hiện của người dân không phải bao giờ cũng dễ dàng. Vậy nguồn gốc của sự không dễ dàng ấy là gì?

Theo Nghị định số 06/2012/NĐ - CP ngày 2/2/2012 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2012 ( sau đây gọi tắt là NĐ 06) sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực, khoản 1 điều 48 Nghị định 158 ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch    ( gọi tắt là NĐ 158) được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.

 Điều 9 NĐ 158 được sửa đổi, bổ sung tại NĐ 06 như sau.

Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch:

Khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp hộ tịch) hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp) hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

1. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;

2. Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.

3. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch được gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì nộp bản sao các giấy tờ nêu trên, kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.”

 NĐ 06 bổ sung Điều 9.a sau Điều 9 về thời hạn giải quyết việc đăng ký hộ tịch và hồ sơ đăng ký hộ tịch như sau:

“Điều 9.a. Thời hạn giải quyết việc đăng ký hộ tịch và hồ sơ đăng ký hộ tịch

1. Đối với những việc hộ tịch mà Nghị định này quy định thời hạn giải quyết, thì thời hạn được tính theo ngày làm việc.

Đối với những việc hộ tịch mà Nghị định này không quy định thời hạn giải quyết, thì được giải quyết ngay trong ngày; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

2. Các giấy tờ phải nộp và xuất trình khi thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại Nghị định này được lập thành 01 bộ hồ sơ.”

Điều 10 NĐ 158 được sửa đổi, bổ sung tại NĐ 06 như sau:

“Điều 10. Ủy quyền

Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.

Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên.”

          Kết nối các điều khoản trên, 1 bộ hồ sơ đăng ký lại việc sinh bao gồm các giấy tờ sau:

          - Tờ khai theo mẫu quy định.

          - Bản sao Giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây ( nếu có).

          - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, bản sao Sổ hộ khẩu của người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh.

          - Giấy ủy quyền hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người đi đăng ký lại việc sinh trong trường hợp được ủy quyền của người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh.

          Như vậy, hồ sơ đăng ký lại việc sinh không buộc phải có các giấy tờ cá nhân khác như bằng tốt nghiệp, học bạ…Tuy nhiên ở một số địa phương, cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã hoặc cán bộ Tư pháp cấp huyện vẫn yêu cầu phải bổ sung giấy tờ cá nhân. Đối với nhiều người lớn tuổi, giấy tờ cá nhân nhiều loại đã thất lạc từ lâu, việc đăng ký lại việc sinh có thể gặp trở ngại.

Giải quyết câu chuyện này như thế nào?

Xin có hai đề xuất:

          - Trường hợp thông tin của người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh trong Tờ khai thống nhất với Giấy chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu thì thực hiện đăng ký lại việc sinh theo thông tin hiện có. Sau này, nếu người đó có yêu cầu thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính thì thực hiện theo quy định có liên.

          - Trường hợp thông tin của người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh không có sự thống nhất giữa ba loại giấy tờ nêu trên thì vận dụng quy định về thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, giới tính, yêu cầu người đó phải xuất trình các giấy tờ bổ sung. Nếu người đó không còn các giấy tờ cá nhân bổ sung thì hướng dẫn người đó đến các cơ quan, tổ chức đã cấp để được cấp lại hoặc sao lục hồ sơ lưu trữ.

  •  12980
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…