DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống thì cá nhân/tổ chức cần phải chuẩn bị những gì. Nắm rõ các thủ tục cũng như quy định được nhà nước ban hàng để đạt hiệu quả tốt nhất cho việc kinh doanh là gì? 

1. Dịch vụ ăn uống là gì?

Dịch vụ ăn uống là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống tại một địa điểm xa xôi hoặc một địa điểm như khách sạn, bệnh viện, quán rượu, máy bay, tàu du lịch, công viên, phim trường hoặc trường quay, địa điểm giải trí hoặc địa điểm tổ chức sự kiện.

Bên cạnh đó cũng có thể cung cấp một số dịch vụ khác như phục vụ đồ ăn đưa về hoặc các chương trình khuyến mãi khác.

1.2. Mã ngành dịch vụ ăn uống

Căn cứ vào Quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam số 27/2018/QĐ-TTg. Trong quyết định sẽ có 11 mã ngành dịch vụ ăn uống khác nhau.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

2.1. Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống

a. Mô hình nhà hàng Buffet

Đây được xem là mô hình tự chọn, hay còn được gọi là tiệc đứng. Khi đến với mô hình kinh doanh nhà hàng này, khách hàng có thể đi lại, đứng hoặc ngồi tùy thích khi ăn uống.

So với tiệc ngồi thì Buffet có thể phục vụ cho nhiều người hơn.

b. Mô hình kinh doanh Casual Dining

Mô hình Casual Dining thường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhưng không kém phần sang chảnh và chủ yếu giành cho nhóm đối tượng trung lưu.

Do đó, chi phí bỏ ra để thưởng thức bữa ăn tại đây ở mức vừa phải.

c. Mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu

Đầu tư kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu là cách đơn giản để thu về nguồn lợi nhuận cao.

Tất cả các vấn đề như sản phẩm, thương hiệu, thiết kế đã có sẵn,và cũng không phải lo lắng về khách hàng, chiến lược kinh doanh hay marketing nhà hàng…

2.2.Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức Hộ gia đình

Khi có nhu cầu, quý khách hàng lưu ý hồ sơ cần phải chuẩn bị, bao gồm:

+Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

+Tờ khai đăng ký thuế

+Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+Chứng minh nhân dân, căn cước công dân sao y chứng thực.

+Giấy ủy quyền thực hiện đăng ký kinh doanh

Khi có đủ hồ sơ, nộp đơn tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để nộp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh về dịch vụ ăn uống

2.3. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức Công ty

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp,

Điều lệ doanh nghiệp,

Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân,

Giấy ủy quyền nếu người đại diện nhờ người khác đi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty.

Sau khi công ty bạn được cấp giấy phép kinh doanh cần liên hệ cơ quan thuế của ủy ban nhân dân thì làm việc ban đầu, đóng thuế cho đúng theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh ăn uống

3.1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay?

Địa điểm, môi trường sản xuất, kinh doanh

Nguồn nước và nước đá

Thiết bị và dụng cụ

Thức ăn sẵn phải để ở trong tủ kính và phân loại để tránh nhiễm chéo thực phẩm

Người bán phải mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng và dùng găng tay

Thùng rác phải có nắp đậy

Nguyên liệu chế biến có nguồn gốc rõ ràng

Đủ dụng cụ, thiết bị chứa đựng nước thải, có nắp đậy

Người kinh doanh thực phẩm cần có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Người chế biến, phục vụ thực phẩm đường phố phải có giấy khám sức khỏe

3.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

+Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ghi đăng kí ngành, nghề kinh doanh sản phẩm)

+Bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

+Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

+Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trong trường hợp, kinh doanh đồ ăn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần đảm bảo các giấy tờ sau:

+Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe

+Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

+Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

3.3. Trình tự cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi mình kinh doanh

Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng),

Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

  •  426
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…