Tôi ở Hải Phòng nè?
Bây giờ tôi mới đọc được thông tin này!
Bạn viết:"- Mẹ tôi đã được hướng dẫn phải đi khai lục lại khai sinh gốc ( do những giấy tờ này mẹ tôi đã bị thất lạc trong chiến tranh). Mẹ tôi cũng đã làm theo hướng dẫn. Nhưng kết quả là
sở Tư pháp không tìm đựoc hồ sơ khai sinh gốc cho mẹ tôi."
Mẹ của bạn muốn được cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc? Tôi nghĩ, có thể mẹ của bạn đi nhầm đường rồi đó! Tại sao lại đến Sở Tư pháp?
Bạn viết: "Hộ Khẩu thường trú tại số 6 Hàng Kênh, Lê Chân, HP" Nếu tôi không lầm thì mẹ bạn trước đây đã đăng kí khai sinh tại phường này?
Bạn cần phải biết các sổ hộ tịch được lưu trữ ở đâu chứ?
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
(Số: 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005) Điều 70. Lưu trữ sổ hộ tịch
1. Sổ hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài; phục vụ cho hoạt động quản lý của Nhà nước.
2. Mỗi loại việc hộ tịch phải được đăng ký vào 2 quyển sổ (đăng ký kép), 1 quyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ tịch; 1 quyển chuyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Như vậy, bạn phải hướng dẫn mẹ của bạn đến UBND phường Hàng Kênh hoặc đến UBND quận Lê Chân, nơi đang lưu trữ sổ đăng kí khai sinh yêu cầu họ cấp bản sao từ sổ gốc. Dù chậm, tôi tin là cũng không quá 30 phút!
Nếu tại UBND phường không tìm được sổ đăng kí khai sinh trước đây (sổ của năm đó bị thất lạc) thì họ có trách nhiệm
đăng kí lại việc sinh. Thủ tục cũng vô cùng đơn giản:
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
(Số: 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005)
Điều 46. Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
Điều 47. Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây thực hiện việc đăng ký lại.
Điều 48. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
Trong trường hợp đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã, không phải nơi đương sự đã đăng ký hộ tịch trước đây, thì Tờ khai phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ. Trong cột ghi chú của sổ hộ tịch và dưới tiêu đề của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ “Đăng ký lại”.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch đó.
Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho người không có bản sao Giấy khai sinh đã cấp trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký lại việc sinh. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
Bạn hãy hưóng dẫn cho mẹ của bạn như trên. Nếu còn gặp khó khăn thì hãy cho tôi số đt của mẹ bạn. Tôi sẽ gặp và sẽ giúp!
Tôi nghĩ, có thể vì không am hiểu các qui định và sự thông tin không đầy đủ khiến bạn quá bức xúc như trên mà thôi!
Chúc bạn và mẹ bạn vui vẻ!