DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dân mạng sôi sục với phát biểu "luật sư giàu nhờ chạy án"

  

TTO - Quan điểm của luật sư Võ An Đôn cho rằng nhiều luật sư giàu lên nhanh chóng, mua nhà lầu nhiều nơi, tậu xe hơi đắt tiền là chờ chạy án đã gây chú ý trong giới luật sư và tạo phản ứng trái chiều.

Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật
Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật

 

Status trên mạng xã hội Facebook của luật sư Võ An Đôn (Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên) đã khiến không chỉ giới luật sư mà nhiều người khác cùng xôn xao tranh luận.

Không muốn làm giàu bất chính nhờ "chạy án"

Theo chia sẻ của luật sư Đôn tối 3-10: "Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng một luật sư nhận trung bình từ 3-10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ.

Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền".

Theo luật sư Đôn, ông chỉ chuyên bào chữa cho người nghèo, bào chữa miễn phí và nhận tiền hỗ trợ từ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1-2 triệu đồng/vụ, chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư, ông cuốc đất, trồng rau, nuôi bò cải thiện đời sống.

Vậy nên nhiều người nói với ông rằng: “Làm luật sư ai cũng giàu sang phú quý, còn anh thì nghèo hoài, hơi đâu mà lo chuyện xã hội để tự làm khổ thân. Sao anh không chạy án làm giàu như những luật sư khác…”.

Theo luật sư Đôn: "Tôi cũng muốn có nhà lầu, xe hơi nhưng làm giàu bằng cách chạy án bất chính, lấy tiền từ sự đau khổ của người khác làm giàu cho bản thân và gia đình mình thì không nên.

Bản thân tôi không bao giờ thấy hạnh phúc khi mình đi xe hơi tiền tỉ mà xung quanh mình còn rất nhiều người dân nghèo lam lũ, làm cơ cực cả đời không đủ ăn".

Để thêm ấn tượng, luật sư Võ An Đôn còn đăng ảnh mình đang vác cuốc như một công việc chính để sinh nhai.

Chia sẻ của luật sư Đôn tính đến chiều 5-10 đã nhận được hơn 18.000 like, hơn 2.500 bình luận và gần 1.670 lượt chia sẻ. 

Luật sư lương thiện không đủ mưu sinh?

Nhiều người quan tâm ủng hộ quan điểm của luật sư Đôn: "Cả một lực lượng hùng hậu những người chân chính trên thế giới đang ở bên em, ủng hộ những suy nghĩ và việc làm của em... Làm giàu trên sự đau khổ, tàn tạ, kiệt quệ của người khác sẽ gặp quả báo hoặc của thiên trả địa.

Nghèo nhưng cõi lòng thanh thản. Không bị dằn vặt bởi những việc làm sai trái, vô lương tâm, đó cũng là hạnh phúc. Và hạnh phúc hơn nữa là giúp đỡ được những người nghèo bị chèn ép, oan ức...". 

Bên cạnh đó, nhiều luật sư đồng nghiệp lại tỏ ra gay gắt với chỉ trích của luật sư Đôn về thu nhập khủng và sự giàu có của giới luật sư.

Luật sư Bùi Khắc Toàn bức xúc: Căn cứ gì mà nói nghề luật sư ở VN hái ra tiền? Cứ thấy luật sư có nhà lầu, xe hơi là người đó chạy án à? Chạy án là như thế nào?... Luật sư mà nói vu vơ thiếu căn cứ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của giới luật sư. Thật vớ vẩn, chẳng ra sao cả.

Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho rằng việc “phân loại” luật sư như Võ An Đôn là không ổn. Theo luật sư Cường, lấy thu nhập làm tiêu chí đánh giá, phân loại luật sư "chân chính" là sự ấu trĩ.

Luật sư chân chính thì phải nuôi sống được vợ, con, gia đình, phải có tư duy tốt về kinh doanh để có thể làm lợi cho khách hàng, làm giàu cho khách hàng và bản thân.

Có rất nhiều luật sư thu phí cao từ những khách hàng giàu có (những người rất thích được trả thù lao cao cho luật sư vì họ hiểu được vai trò của luật sư và nhận ra những giá trị mà luật sư đã mang lại cho họ...), từ đó những luật sư này mới có thời gian, có điều kiện để làm từ thiện, miễn phí cho người nghèo. Đó có phải là chân chính hay không?

Theo luật sư Cường, luật sư chân chính là luật sư tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, đặc biệt là không bao giờ "nói dối" khách hàng. Kết quả dịch vụ pháp lý phải làm lợi về vật chất hoặc/và tinh thần cho khách hàng.

Nếu luật sư chỉ biết xúi khách hàng đối đầu với chính quyền, xúi khách hàng khiếu kiện, gây bức xúc, mất ổn định xã hội, gây đau thương, hận thù giữa các bên mới là luật sư vô đạo đức. 

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng thì cho rằng luật sư Đôn có “cái nhìn suy diễn, chủ quan, hồ đồ”, mong luật sư đồng nghiệp hãy dừng lại kịp lúc và nhanh chóng gỡ status có nội dung này. 

Nhiều luật sư khác cũng đề nghị luật sư Đôn "đừng nên phê phán đồng nghiệp chỉ vì người ta hơn mình” hay cho rằng động cơ luật sư Đôn viết status trên là do "ghen tị với sự giàu có”.

Trong khi đó, hàng chục ngàn người bày tỏ sự đồng tình thì cho rằng luật sư Võ Anh Đôn tuy quá khái quát nhưng đã nói đúng một phần sự thật mà ai cũng nhìn thấy nhưng không dám nói.

Đó là niềm tin pháp lý mong manh, cơ hội tiếp cận và được trợ giúp pháp lý của người dân khi vướng vào vòng tố tụng quá đắt đỏ. Một số khác cho rằng nên chấp nhận sự thật và cần bỏ tiền ra để giúp con mình khỏi phải tù tội bằng hình thức này hay hình thức khác.

Có thể thấy "cơn bão giận dữ" nổi lên trong giới luật sư với các phản hồi gay gắt, nói luật sư Võ An Đôn có động cơ xấu, ganh tị với đồng nghiệp nhưng ít thấy ý kiến nào tranh luận thẳng thắn với các nội dung mà luật sư Võ An Đôn đề cập như có vấn đề chạy án hay không?

Việc tiếp cận pháp lý khó khăn của người nghèo là có thật hay luật sư Đôn cường điệu? Phải chăng luật sư hành nghề lương thiện thì sẽ không đủ mưu sinh?

Theo: Tuoitre.vn

Vụ "Luật sư giàu nhờ chạy án": Thế nào là lương thiện?  

Mới đây, một status trên mạng xã hội Facebook của luật sư Võ An Đôn cho rằng nhiều luật sư giàu lên nhanh chóng là nhờ chạy án đã gây ra những tranh luận gay gắt. 

Chia sẻ của luật sư làm sôi sục cộng đồng mạng

Theo chia sẻ của luật sư Võ An Đôn (Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên) tối ngày 3/10: "Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng một luật sư nhận trung bình từ 3-10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền".

<figure class="caption" data-label="Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật" style="margin: 0px 0px 10px; outline: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision; position: relative; width: 484px; display: inline-block; padding: 0px 10px !important; background: rgb(241, 241, 241);"> Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật<figcaption style="margin: 0px; padding: 8px 0px; outline: 0px; border: 0px; font-size: 12px; vertical-align: baseline; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision; position: relative; clear: both; background: transparent;">Luật sư Võ An Đôn (phải) làm việc với luật sư Phan Trung Hoài (đại diện Liên đoàn Luật sư VN) khi luật sư Đôn bị cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiến nghị kỷ luật. Ảnh: Tuoitre.vn</figcaption></figure>
 
Theo luật sư Đôn, ông chỉ chuyên bào chữa cho người nghèo, bào chữa miễn phí và nhận tiền hỗ trợ từ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1-2 triệu đồng/vụ, chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư, ông cuốc đất, trồng rau, nuôi bò cải thiện đời sống.

"Tôi chỉ là luật sư bào chữa cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội, phụ nữ mang thai và người tàn tật. Những vụ án thuộc diện này tôi nhận bào chữa hoàn toàn miễn phí nhưng được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hỗ trợ từ một triệu đến hai triệu đồng mỗi vụ, chi phí này chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư bào chữa tại tòa án, tôi còn phải làm ruộng, cuốc đất trồng rau, nuôi bò để cải thiện cuộc sống"...

<video autoplay="" class="vjs-tech" id="vitag_html5_api" muted="" preload="auto" src="http://media.adnetwork.vn/assets/player/jwp6/blank.mp4" style="margin: 0px; padding: 0px; outline: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 484px; height: 272px; background: transparent;">  </video>
 
 

 

Chia sẻ của luật sư Đôn tính đến sáng ngày 7/10 đã nhận được hơn 20.000 like, hơn 2.800 bình luận và gần 1.800 lượt chia sẻ. 

Những phản ứng trái chiều

Dưới dòng chia sẻ trạng thái của luật sư Đôn, có không ít ý kiến biểu dương, đồng tình với quan điểm của luật sư. Một bạn đọc bình luận: "Ở thời này có con người như An Đôn là hiếm và anh đã cho tôi một sự kính trọng... Khó thuần phục kẻ sỹ. Khó phòng bị tướng tài".

"Nếu ở đời có nhiều người như Ls Đôn thì xã hội này tốt biết mấy ko còn cảnh những người nghèo oan trái. Mong xã hội này được bình yên"...

Bên cạnh đó, nhiều luật sư đồng nghiệp lại tỏ ra gay gắt với chỉ trích của luật sư Đôn về thu nhập khủng và sự giàu có của giới luật sư.

Luật sư Lê Thiệp (Văn phòng luật sư Toàn Cầu- Đoàn luật sư TP. Hà Nội) bức xúc: "Nếu luật sư Võ An Đôn phát biểu như vậy thì thật sự thất vọng và sai trái. Nghề luật sư không chỉ duy nhất một công việc là bào chữa trong các vụ án hình sự.

Luật sư tham gia tố tụng để bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự kiện, hành chính...vv. Ngoài ra còn nhiều công việc ngoài tố tụng khác như tư vấn đầu tư, đại diện...

<figure class="caption" data-label="Luật sư Lê Thiệp" style="margin: 0px 0px 10px; outline: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision; position: relative; width: 484px; display: inline-block; padding: 0px 10px !important; background: rgb(241, 241, 241);"> LS Lê Thiệp<figcaption style="margin: 0px; padding: 8px 0px; outline: 0px; border: 0px; font-size: 12px; vertical-align: baseline; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision; position: relative; clear: both; background: transparent;">Luật sư Lê Thiệp</figcaption></figure>
 
Tùy từng địa phương, vào tính chất công việc, giá trị tranh chấp hoặc thân phận của bi can, bị cáo để xác lập hợp đồng dịch vụ pháp lý, trên cơ sở đó tính thù lao của luật sư. Nếu vụ tranh chấp bụi chuối cây bưởi hay còn bò thì thù lao thấp, có khi miễn phí. Ngược lại, giá trị tranh chấp lớn, phức tạp thì thù lao có thể hàng trăm triệu, thậm chí vài tỷ là bình thường. Do vậy, mức độ thu nhập tùy vào các điều kiện xã hội, còn định nghĩa thế nào là giàu có thì cũng chỉ tương đối thôi". 

Theo luật sư Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP. Hà Nội) thì dịch vụ pháp lý là hình thức kinh doanh của luật sư mà pháp luật cho phép. Việc luật sư thu phí, thù lao là hoàn toàn dựa trên căn cứ pháp luật. Với vụ án hình sự thì quy định mức trần thù lao luật sư còn những vụ án dân sự, kinh doanh thương mại... hoặc các dịch vụ pháp lý khác thì thù lao do khách hàng và luật sư thỏa thuận.

Ngoài việc cung cấp dịch vụ pháp lý (kinh doanh, bán dịch vụ) luật sư còn thực hiện các hoạt động xã hội như tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí, thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp, giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách.

Nếu cho rằng luật sư không thu phí, thù lao với khách hàng hoặc thu 3-5 triệu đồng/1 vụ việc mới là luật sư chân chính thì quan điểm này hoàn toàn không đúng. Không có cơ sở pháp lý và không phù hợp với thực tiễn.

Thực tế một vụ án hình sự, dân sự.. thường diễn ra khoảng 1 năm. Nếu luật sư tham gia một vụ án kéo dài cả năm đó thì chỉ tính chi phí (phí văn phòng, phí trả lương nhân viên, đi lại, ăn nghỉ, lưu trú) cũng tiêu tốn vài chục triệu, luật sư còn chưa có công.

<figure class="caption" data-label="Luật sư Đặng Văn Cường" style="margin: 0px 0px 10px; outline: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision; position: relative; width: 484px; display: inline-block; padding: 0px 10px !important; background: rgb(241, 241, 241);"> LS Đặng văn Cường<figcaption style="margin: 0px; padding: 8px 0px; outline: 0px; border: 0px; font-size: 12px; vertical-align: baseline; box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision; position: relative; clear: both; background: transparent;">Luật sư Đặng Văn Cường</figcaption></figure>
 
"Nếu các tổ chức hành nghề luật sư chỉ nhận vài ba triệu đồng/1 vụ án để làm luật sư "chân chính" theo quan điểm của luật sư Đôn thì chỉ vài tháng là tổ chức hành nghề đó phá sản vi không đủ chi phí để hoạt động (tiền thuê văn phòng, tiền trả lương nhân viên, các chi phí đi lại, ăn nghỉ, lưu trú..." - Luật sư Cường nhấn mạnh.

Cũng theo luật sư Cường, nếu luật sư đã nghèo lại chuyên bảo vệ người nghèo, không thu phí thì sẽ không tồn tại được, việc giúp đỡ miễn phí đó cũng sẽ không đạt được hiệu quả tốt...

Không thể phát triển được nghề nghiệp luật sư, làm khổ gia đình, đồng nghiệp trong tổ chức hành nghề luật sư đó.

Vì vậy, không có luật sư nào phản đối việc hỗ trợ pháp lý miễn phí. Có thể nói rằng hầu hết các luật sư Việt Nam hiện nay đều thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp, tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí, từ thiện cho người nghèo chứ không riêng gì luật sư Đôn.

Còn làm giàu bằng nghề luật sư ở nước ta hiện nay không dễ. Những luật sư thu nhập cao, giàu có phải là những luật sư giỏi, nhiều năm kinh nghiệp, có uy tín...

Quan điểm cho rằng "luật sư làm giàu nhờ chạy án" là thiếu căn cứ và làm tổn thương tới lòng tự trọng nghề nghiệp của nhiều luật sư khác bởi nó mang tính chất quy chụp, xúc phạm nghề nghiệp luật sư.

Luật sư Tài (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho rằng, chạy án có thể mang lại nhiều tiền, nhưng không nhất thiết phải chạy án mới giàu. Nhiều luật sư thu nhập cao do thu được phí cao hay được trả lương cao là do uy tín, năng lực, và tính chất đặc biệt của vụ án/vụ việc đó.

Việc chạy án không những là hành vi vi phạm pháp luật mà còn mang tính rủi ro cho cả hai bên luật sư và khách hàng. Thực tế không đơn giản và dễ làm giàu.

Thế nào là một "luật sư lương thiện"?

Khi được hỏi về nhận định "thế nào là một luật sư lương thiện", luật sư Thiệp cho rằng: "Đây là một câu hỏi khó, tuy nhiên theo tôi, luật sư lương thiện là người luôn luôn trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để làm việc cho tốt,hiệu quả, xứng đáng với niềm tin của khách hàng. Không chỉ về chuyên môn, luật sư phải dũng cảm, dám xả thân vì lợi ích của khách hàng, của nhân dân, và vì mục đích xã hội. Không làm trái pháp luật, trái đạo lý, và trái lương tâm của mình".

Nói về điều này, luật sư Cường cũng nhấn mạnh: "Riêng cá nhân tôi cho rằng, luật sư "chân chính" có thể hiểu là luật sư giỏi, ngoài ra từ "chân chính" còn nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức hành nghề luật sư. Đạo đức của luật sư được ghi nhận bởi văn bản pháp lý là Luật luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Một luật sư chân chính là luật sư biết tuân thủ pháp luật, đặc biệt là tuân thủ luật luật sư và tuân thủ các quy tắc đặc thù của luật sư đã được luật hóa. Vì vậy, nếu ai đó mà đánh giá, phân loại luật sư thông qua mức thu phí, thù lao thì đánh giá này chỉ là cảm tính và mang tính chất cá nhân.

Nghề luật sư là nghề cao quý. Nghề luật sư ra đời từ những con người có hiểu biết, có trình độ và có bản lĩnh. Nghề luật sư mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội, phản biện xã hội để tìm đến sự hợp lý, tìm đến sự công bằng và bình đẳng".

Còn luật sư Tài thì nhận định: "Lương thiện của mỗi luật sư bắt nguồn từ nhận thức của luật sư đó về pháp luật, đạo đức xã hội, và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Nói cho rõ hơn, cũng là những luật sư lương thiện, nhưng mỗi luật sư sẽ thể hiện cái lương thiện khác nhau ờ chừng mực nào đó do nhận thức các vấn đề trên khác nhau. Điều chính yếu là tất cả đều sống bằng cái tâm của mình".

 Theo: Tintuc.vn

 

  •  7708
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…