DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dân Luật hãy "BỎ TÚI" ngay 8 vấn đề này khi bước sang năm mới

Dân Luật hãy "BỎ TÚI" ngay 8 vấn đề này khi bước sang năm mới

1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2019 tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng

>>> 7 điều NLĐ phải biết trong năm 2019 để bảo vệ quyền lợi của mình

Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng từ 01/01/2019 theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động lần lượt là:

- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP );

- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: 3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với Nghị định 141);

- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với Nghị định 141);

- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với Nghị định 141).

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Ngày 01/01/2019 Nghị định này có hiệu lực đồng thởi chấm dứt hiệu lực của Nghị định số 141/2017/NĐ-CP

2. Thuế bảo vệ môi trường của xăng lên đến 4.000 đồng/lít (trừ etanol)

Kể từ ngày 01/01/2019 thuế bảo vệ môi trường của rất nhiều hàng hóa đã tăng đến trần của biểu khung thuế quy định tại Luật thuế Bảo vệ môi trường

- Xăng, trừ etanol: 4.000 đồng/lít; (tăng 3000 đồng so với quy định hiện hành)

- Nhiên liệu bay: 3.000 đồng/lít; (tăng 2000 đồng so với quy định hiện hành)

- Dầu diesel: 2.000 đồng/lít; (tăng 1500 đồng so với quy định hiện hành)

- Dầu mazut: 2.000 đồng/lít; (tăng 1700 đồng so với quy định hiện hành)

- Dầu nhờn: 2.000 đồng/lít; (tăng 1700 đồng so với quy định hiện hành)

- Mỡ nhờn: 2.000 đồng/kg; (tăng 1700 đồng so với quy định hiện hành)

- Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC: 5.000 đồng/kg; (tăng 1000 đồng so với quy định hiện hành)

- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế: 50.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng so với quy định hiện hành)

Và một số loại hàng hóa khác cũng tăng:

- Dầu hỏa: 1.000 đồng/lít (tăng 700 đồng so với quy định hiện hành)

- Than nâu: 15.000 đồng/tấn (tăng 10.000 đồng so với quy định hiện hành)

- Than an - tra - xít (antraxit): 30.000 đồng/tấn (tăng 10.000 đồng so với quy định hiện hành)

- Than mỡ: 15.000 đồng/ tấn (tăng 5000 đồng so với quy định hiện hành)

- Than đá khác: 15.000 đồng/tấn (tăng 5000 đồng so với quy định hiện hành)

- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng: 500 đồng/kg

- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng: 1.000 đồng/kg

- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng: 1.000 đồng/kg

- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng: 1.000 đồng/kg

Đây là quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ 01/01/2019

3. Hỗ trợ thuốc miễn phí cho người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế

>>> Chênh lệch mức giá KCB có BHYT và không có BHYT

Chương trình hỗ trợ thuốc là hoạt động hỗ trợ thuốc do cơ sở kinh doanh dược thực hiện cho người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ việc chăm sóc điều trị cho người bệnh

Để được cấp phát thuốc miễn phí toàn bộ hoặc một phần thì người bệnh tham gia chương trình cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Người bệnh tham gia chương trình phải thuộc đối tượng áp dụng của chương trình hỗ trợ thuốc

- Phải được chẩn đoán xác định bệnh phù hợp với phạm vi chỉ định của chương trình,

- Phải được cung cấp thông tin, tư vấn đầy đủ và đồng ý, tự nguyện tham gia chương trình.

Việc thực hiện chương trình hỗ trợ phải:

- Dựa trên cơ sở hợp đồng giữa cơ sở kinh doanh dược và cơ sở khám chữa bệnh.

- Đảm bảo không đưa ra điều kiện để cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh phải từ bỏ, từ chối hoặc thay đổi sử dụng thuốc, thay đổi phương pháp điều trị khác.

- Được Bộ Y tế cấp phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam đối với thuốc sử dụng trong chương trình hỗ trợ.

Đây là nội dung quy định tại Thông tư 31/2018/TT-BYT, được bắt đầu thực hiện từ 01/01/2019.

4. Thực hiện thanh tra thí điểm ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Quyết định 47/2018/QĐ-TTg, có hiệu lực 10/01/2019 xác định:

Việc thực hiện thanh tra sẽ được thực hiện tại: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai

Thực hiện thanh tra bao gồm: các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm ở cấp huyện, cấp xã của tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất.

Việc thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm hoặc theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

Thời hạn thanh tra của đoàn thanh tra được quy định như sau:

- Cuộc thanh tra chuyên ngành do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

- Cuộc thanh tra chuyên ngành do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định tiến hành không quá 20 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 30 ngày.

5. Người bệnh vào viện và ra viện có thời gian điều trị từ 04 giờ trở xuống vẫn được bảo hiểm y tế thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc, vật tư y tế kỹ thuật , không được tính tiền giường điều trị nội trú.

>>> Những điều về BHXH trong năm 2019 mà NLĐ cần biết

Đây là điểm mới nổi bật quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BYT ban hành 30/11/2018 có hiệu lực từ 15/01/2019 thay thế cho Thông tư số 15/2018/TT-BYT.

Theo Thông tư, giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học, trạm y tế kết hợp quân dân y: Mức giá khám bệnh: áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Mức giá các dịch vụ kỹ thuật bằng 70% mức giá của các dịch vụ tại Phụ lục III giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện

Tăng giá khám bệnh BHYT từ 15/01/2019

Từ 15/01/2019, giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc sẽ được áp dụng theo Thông tư 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.

Theo đó, giá khám bệnh được quy định như sau:

- Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 37.000 đồng/lượt (tăng 3.900 đồng);

- Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (tăng 3.400 đồng);

- Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (tăng 2.800 đồng);

- Bệnh viện hạng IV, Trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (tăng 2.700 đồng).

Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh): 200.000 đồng

6. Giảm giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở y tế của Nhà nước

Theo Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp, giá tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) dịch vụ khám bệnh ở các cơ sở y tế của Nhà nước giảm so với Thông tư 02/2017/TT-BYT như sau:

- Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I giảm từ 39.000 đồng/lượt xuống còn 37.000 đồng/lượt;

- Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng II giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 33.000 đồng/lượt;

- Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng III giảm từ 31.000 đồng/lượt xuống còn 29.000 đồng/lượt;

- Giá khám tối đa ở bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã giảm từ 29.000 đồng/lượt xuống còn 26.000 đồng/lượt.

Ngoài ra, Thông tư 37 cũng công bố:

+ Mức tối đa khung giá dịch vụ ngày giường điều trị tại Phụ lục II;

+ Mức tối đa khung giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm tại Phụ lục III;

+ Bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật đã được Bộ Y tế xếp tương đương tại các Quyết định của Bộ Y tế tại Phụ lục IV.

Thông tư 37/2018/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ 15/01/2018 và chấm dứt hiệu lực của Thông tư số 02/2017/TT-BYT và Thông tư số 44/2017/TT-BYT

7. Xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 khi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không

Ngoài các hành vi quy định tại Nghị định 147/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây:

- Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

- Vào khu vực hạn chế, lên tàu bay mà không qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không;

- Người chỉ huy tàu bay không khóa chốt cửa buồng lái tàu bay theo quy định trong thời gian tàu bay đang bay;

- Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay;

- Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;

- Đưa người, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các đồ vật khác chưa qua kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay.

Nghị định 162/2018/NĐ-CP bổ sung thêm rất nhiều các quy định khác

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không khóa chốt cửa buồng lái tàu bay theo quy định trong thời gian tàu bay đang bay;

- Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có súng, đạn, bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh, hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Để người, phương tiện vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;

- Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay;

- Đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay;

- Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau tại cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2019 và thay thế Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

8. Từ 01/01/2019 doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp

Việc tự kiểm tra phải thực hiện ít nhất một lần trong năm và sẽ bao gồm:

- Việc thực hiện báo cáo định kỳ;

- Việc tuyển dụng và đào tạo lao động;

- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động;

- Việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể;

- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;

- Việc trả lương cho người lao động;

- Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài;

- Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất;

- Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia;

- Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại về lao động;

- Nội dung khác mà người sử dụng lao động thấy cần thiết.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định này là cơ sở để cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau, đồng thời là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Đây là nội dung quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/01/2019, đồng thời Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH hết hiệu lực từ ngày này.

  •  7447
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…