DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dân luật đọc sách như thế nào?

Đọc là thói quen tốt, đặc biệt là với dân luật thì có thói quen đọc sách là một thói quen cực kỳ có lợi. Người ta vẫn nói đọc sách không “bổ bề ngang” cũng “bổ bề dọc”, ý muốn nói rằng sách dù ở cách này hay cách khác, thể loại sách nào thì cũng cho học được ít nhất là “một điều gì đó” bổ ích. Tuy nhiên để thật sự cảm nhận được sự bổ ích, thì mỗi chúng ta phải biết cách chọn lựa sách cho phù hợp để đọc. Phù hợp ở đây là phù hợp với thói quen, phù hợp độ tuổi, phù hợp với nghề nghiệp, định hướng… Vậy bạn đã đọc và đọc sách như thế nào?

Hôm nay mở topic này để mọi người luận bàn về việc đọc sách, cách đọc sách và cách lĩnh hội kiến thức từ những cuốn sách mình đọc… Trước tiên mình xin chia sẻ quan điểm của mình về chuyện đọc sách và chọn sách để đọc.

Đối với nhóm sách tạm xem là sách học thuật, mình đọc khá nhiều và chia làm 02 nhóm.

Thứ nhất, là nhóm sách dạy cho con người ta cách nhận thức về thế giới. Loại sách này rất kén người đọc và đương nhiên là nó chẳng bao giờ xuất hiện trong nhóm sách bán chạy ở các nhà sách cũng như các trang bán sách online. Bởi người đọc những cuốn sách này đọc chưa chắc đã hiểu mà cần phải có người hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ. Càng đọc, càng được hướng dẫn thì người đọc sẽ càng lĩnh hội được kiến thức khoa học kỹ thuật của nhân loại. Với mình, 03 cuốn sách hay nhất mình từng đọc trong nhóm sách này là Chiến tranh tiền tệ, Giải mã nền kinh tế Trung Quốc và cuốn Những cuộc đại lạm phát trong lịch sử loài người. Với một dân luật, kiến thức về kinh tế tài chính chỉ gói gọn trong những môn học mang tính đại cương thời đại học thì thật khó để lĩnh hội toàn bộ những cuốn sách này truyền tải. Tuy nhiên với một nhóm bạn trên facebook, với nhiều người ở nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, giúp đỡ chia sẻ, tranh luận với nhau về những đề tài khoa học kỹ thuật, càng ngày mình càng thấy những cuốn sách này hay và giá trị. Để đọc được sách này (với dân ngoại đạo), đòi hỏi bạn phải có tinh thần tự học hỏi, tự nghiên cứu và quyết tâm rất nhiều. Bởi, thật khó khi mà ném muốn cuốn sách kinh tế học cho một dân luật và bảo họ lĩnh hội, thường sẽ rất mau chán nản và xếp xó ở đầu giường.

Đọc những cuốn sách này có bổ ích gì cho dân luật?

Thoạt nghe có vẻ không liên quan gì lắm nhỉ, dân luật đọc sách kinh tế thì bổ ích gì cho công việc đâu? Nhưng thực tế không phải vậy các bạn ạ. Đọc, tìm hiểu sách về kinh tế, tài chính xong rồi, khi bạn đọc lại những bản án, hay đơn giản là những tin tức về những vụ án của Bầu Kiên, Đinh La Thăng, Hứa Thị Phấn hay Trần Phương Bình… bạn sẽ thấy giá trị về tri thức mà những cuốn sách kinh tế đó mang lại so với những người cũng là dân luật khác đấy.

Đó là mình chỉ mới lấy ví dụ về vài cuốn sách mình hay đọc thôi, chứ thể loại sách giúp cho người ta nhận thức về thế giới còn rất nhiều, ở nhiều lĩnh vực khác nhau không riêng gì kinh tế. Như sách về công nghệ thông tin, sách về kỹ thuật điện, xây dựng, lịch sử, chiến tranh… tùy đam mê, sở thích và mục đích tìm hiểu các bạn có thể lựa chọn cho phù hợp.

Thứ hai, là nhóm sách vẽ ra thế giới cho con người tưởng tượng và mơ ước. Ví dụ cho những cuốn sách này như là cuốn Nhà Giả kim, Quốc gia khởi nghiệp, Dạy con làm giàu...

Để mình kể cho các bạn một câu chuyện có thật về bản thân mình. Thời phổ thông mình bị học lớp tự nhiên nhưng môn hóa của mình cực kỳ tệ. Dẫn đến là đến năm lớp 12 mình không biết phải thi đại học bằng cách. Thi khối A thì sợ thọt điểm Hóa, thi khối D thì thọt điểm văn, tiếng Anh cũng không giỏi. May mắn cho mình là năm đó là năm đầu tiên Bộ Giáo dục mở thi khối A1. Bằng một điều kỳ diệu nào đó, khi đọc được một cuốn sách của tác giả Adam Khoo, dạy cho mình cách dùng mindmaps, cách đặt mục tiêu cho bản thân, khối A1 mình thi được 7đ tiếng Anh, một điều không thể hình dung được khi bắt đầu lựa chọn khối này.

Mình lấy câu chuyện để làm ví dụ, chứng minh cho những giá trị về thể loại sách vẽ ra thế giới cho con người ta ước mơ. Đâu đó ở trên mạng vẫn có nhiều luồng quan điểm cho rằng những cuốn sách như mình kể trên là những cuốn sách huyễn hoặc người đọc và gây sự ảo tưởng là nhiều. Cũng có phần đúng, cũng có phần chưa đúng. Mình thì không đọc nhiều nhóm sách này không dám đưa ra kết luận, nhưng có một điều chắc chắn rằng bảo những cuốn sách này không có giá trị thực tiễn là không đúng.

Điều quan trọng nhất của người đọc là phải biết cách lĩnh hội từ những cuốn sách đó. Không phải sách dạy làm giàu là dạy làm giàu, không phải cứ đọc sách của Bill Gates là bắt chước như Bill Gates, không phải cứ học theo như Donald Trump là sẽ thành tỉ phú bất động sản… bởi mỗi con người khi sinh ra có một hoàn cảnh khác nhau, Bill Gates đi đường A là đúng, nhưng với con đường đó mình đi lại sai. Không có một sự rập khuôn nào cho con đường đi đến thành công cả, bởi định nghĩa thành công của mỗi người là khác nhau hoàn toàn. Cái chúng ta cần học là học cách Bill Gates nhận thức về thế giới, học về tư duy thức thời, nghị lực kiên cường của ông ta để mà cố gắng cho cuộc sống của mình. Chứ bắt chước và bó buộc tư duy của mình vào cuộc sống của một hình mẫu thì chắc chắn là thất bại. Nhiều bạn đọc những cuốn sách kiểu này nếu không biết chọn lọc dễ sinh ra những tư tưởng lệch lạc, hô hào những khẩu hiệu sáo rỗng… những người này là những người dễ dính vào con đường đa cấp bất chính, lừa đảo… những việc mà các bạn vẫn thấy trên mạng hằng ngày.

Đối với nhóm sách ngoài học thuật (mình tạm chia như vậy) cũng có nhiều thể loại. Ví như sách văn học kinh điển thế giới, truyện ngôn tình Trung Quốc, Tản văn…

Mình thì chưa đọc cuốn ngôn tình nào (vì nó dày quá nhìn ngán). Còn 2 thể loại kia mình đọc cũng được kha khá. Đâu óc mình cũng thuộc dạng bay bổng, lãng mạn, chỉ là mình không thể chuyển tải sự bay bổng lãng mạn đó thành câu chữ được thôi (ý nói mình dốt môn văn). Cho nên mình cực thích đọc tản văn, đặc biệt là tản văn viết về Sài Gòn. Càng đọc mình càng yêu, thích Sài Gòn, mặc dù mình chỉ đến đây được 06 năm không phải dân Sài Gòn chính gốc. Đọc những cuốn sách này tính thư giãn rất cao.

Còn những tác phẩm văn học kinh điển thì mình nói thật là chỉ đọc để biết, biết rằng tác phẩm đó nói về vấn đề gì, nội dung ra sao, nhân vật gồm những ai, tác giả là ai… để ai có hỏi còn biết mà trả lời. Chứ người ta nói mà mình không biết gì thì hơi quê. Cuốn sách văn học mình đọc kỹ nhất là cuốn Thép đã tôi thế đấy, mình đọc sách này sau khi xem bộ phim của Nga chiếu vào những năm 2004 2005, thời đó mình còn rất bé nhưng rất ghiền phim này vì bố mẹ ở nhà hay xem. Ngưỡng mộ tình yêu của Cô – Nhi – A với Pa – Ven nên đọc chứ không có gì ghê gớm đâu :v

Trên là những chia sẻ của mình về việc đọc sách, không biết các bạn thế nào, nếu được thì giới thiệu sách cho nhau để cùng đọc ạ.

  •  4245
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…