DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

"DÂN KIỆN QUAN"

Hiện nay Luật tố tụng hành chính đã qui định khá đầy đủ, chi tiết trình tự, thủ tục để "Dân kiện Quan" khi cần. Tuy nhiên, thực tế chưa được như ý muốn. Nếu Dân kiện sai, Quan sẽ tích cực tham gia vụ án, ngược lại Dân mà kiện đúng thì Quan sẽ viện cớ "bận trăm công nghìn việc" để vắng mặt, thậm chí không thèm gởi cho Tòa bảng ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện của Dân, dù Tòa hết thúc giục lại "năn nỉ".

Tháng 10/2014 Tòa án tỉnh B thụ lý vụ án chia thừa kế đối với thửa đất số 774. Tháng 5/2015 Tòa án Huyện V thuộc tỉnh B thụ lý vụ án yêu cầu hủy kết quả đấu giá thửa 774. Tháng 7/2015 bà H - người được cấp GCN thửa 774 - đã làm Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng thửa 774 cho ông T. Tháng 6/2016 vụ án yêu cầu hủy kết quả đấu giá thửa 774 bị đình chỉ giải quyết, viện cớ đó Giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện V đã ký xác nhận cho chuyển quyền thửa 774 từ bà H sang cho ông T, cập nhật trên trang 4 GCN đã cấp cho bà H.

Các đương sự trong vụ án chia thừa kế lập tức khiếu nại, sau đó là khởi kiện hành vi xác nhận cho chuyển quyền của Giám đốc chi nhánh vì họ cho rằng đất đang có tranh chấp (dù tranh chấp yêu cầu hủy kết quả đấu giá bị đình chỉ thì vẫn còn tranh chấp chia thừa kế) thì không đủ điều kiện để chuyển nhượng. Vụ việc không có gì phức tạp nhưng Chi nhánh vẫn cãi chày, cãi cối rằng Chi nhánh chỉ biết có tranh chấp yêu cầu hủy kết quả đấu giá thửa 774 nên khi vụ án này bị đình chỉ thì Chi nhánh xác nhận cho chuyển quyền thửa 774 là đúng pháp luật, còn tranh chấp chia thừa kế thửa 774 không ai, không cơ quan nào thông báo nên Chi nhánh không biết, vì vậy việc xác nhận cho chuyển quyền thửa 774 là đúng chứ không hủy nội dung xác nhận này. Đến khi bị dồn vào chân tường, rằng Chi nhánh có nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn thì đương nhiên phải biết đất nào đang có tranh chấp và giả sử trước đây do không biết nên xác nhận sai, giờ biết rồi tại sao không sửa sai và khắc phục hậu quả thì Chi nhánh "rút vào bí mật", không thèm tới tòa cũng không thèm gởi bảng ghi ý kiến đối với vụ án.

Người ta vẫn hay nói đến văn hóa, lịch sự. Thiết tưởng Cán bộ, Công chức, Viên chức phải là những tấm gương về văn hóa, lịch sự trong xã hội. Họ cũng phải là những tấm gương tôn trọng và tuân thủ Pháp luật, nhưng thật đáng tiếc, trong nhiều trường hợp họ lại không thể hiện điều đó mà Pháp luật cũng không làm gì được họ.

  •  1235
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…