DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dân khổ vì sự “tùy tiện” của cơ quan ban hành

Chúng ta thường hay rỉ tai nhau cái câu “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” ý nói đến sự phong phú, phức tạp của tiếng Việt mình.

Thật tự hào bởi tiếng Việt được cho là thứ tiếng khó học nhất trên thế giới vì sự phức tạp và phong phú của nó và đó là tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra khi trong từ điển tiếng Việt phát sinh những từ ngữ gây mâu thuẫn, nhầm lẫn cho người đọc và hiểu nó. Và càng kinh khủng hơn khi cơ quan ban hành quy định pháp luật sử dụng "tùy tiện" những từ ngữ này.

Đơn cử như cụm từ “tải trọng”“trọng tải” – Công an Vinh bị kiện bởi vì sự nhầm lẫn của nhiều người về khái niệm của hai cụm từ này.

Tóm tắt sự việc như sau:

Tỉnh Nghệ An có quyết định cấm các loại xe có trọng lượng từ 4 tấn trở lên (cả xe và hàng) và ô tô khách từ 16 chỗ trở lên (trừ trừ xe du lịch; xe đưa đón cán bộ công nhân viên; lực lượng vũ trang; xe phục vụ tang lễ, cưới hỏi) hoạt động từ 6h đến 22h hàng ngày trên một số tuyến đường.

Biển cấm như hình bên dưới:

Sau đó, các nhà chức trách đã thực hiện cắm biển này trên các tuyến đường như quyết định nêu trên và hàng loạt chiếc xe tải bị phạt vì lỗi này. Trong đó, có ông Phan Đình Anh tài xế lái xe tải.

Theo biển cấm này thì ông Anh cho rằng, chỉ cấm khi tổng khối lượng xe và hàng vượt quá 4 tấn, trong khi chiếc xe của ông chỉ có khối lượng 3.4 tấn và xe đang trong tình trạng không chở hàng. Do vậy không hề có vi phạm với quy định tại biển cấm, nhưng phía Công an TP. Vinh cho rằng ông Anh đã hiểu sai quy định pháp luật và kiên quyết xử phạt ông.

Ông Anh kiên quyết đem sự việc này ra Tòa để khởi kiện.

Chiếu theo biển báo giao thông nêu trên, đó là biển báo số 106b theo Quy chuẩn 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT có quy định: “Nếu trên biển quy định trọng tải - trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.”

Đọc quy định này, tôi và nhiều người cùng hiểu rằng, chỉ cấm khi tổng trọng lượng của xe và hàng vượt quá mức quy định, nếu tổng trọng lượng chưa tới mức cấm thì được xem là không vi phạm

Trong khi quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 46 có khi dùng từ “chở hàng vượt quá trọng tải”, lúc thì dùng từ “xếp hàng vượt quá tải trọng”, “xe quá tải trọng”

Liệu có sự khác nhau giữa 2 từ “trọng tải” và “tải trọng”? Tôi cũng có thử tìm các thông tin liên quan trên văn bản nhưng không thấy nêu rõ về định nghĩa khi sử dụng 2 cụm từ này hay chỉ là sự “tùy tiện” trong việc sử dụng ngôn ngữ khi ban hành văn bản?

  •  4415
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…