DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đại dịch “ném đá hội đồng” - The Public-Shaming Pandemic

Trên thế giới, người vô tình phát tán vi-rút cô-rô-na vừa phải mắc một căn bệnh nguy hiểm vừa phải đối diện với những lời chỉ trích ác ý trên mạng.

Vào ngày 18 tháng 2, Nga Nguyễn, một nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng Instagram, thích du lịch và thời trang, bay từ Luân Đôn – địa điểm hoạt động chính của cô ấy – đến Milan để tham dự sự kiện thời trang mùa xuân của thương hiệu Gucci.  Thương hiệu thời trang cao cấp này đã thanh toán tiền vé máy bay và phòng khách sạn cho cô ấy.  Nga, cô gái 28 tuổi, giải thích với tôi: “Tôi có quan hệ rất tốt với tất cả các thương hiệu, cả trên phương diện là khách hàng lâu năm hoặc đơn giản chỉ là bạn bè”.  Cô ấy tham dự sự kiện tại Milan cùng em gái của mình là Nhung, cô em nhỏ hơn mình 1 tuổi, đang sinh sống tại Hà Nội và làm người quản lý cho một khách sạn hạng sang mà gia đình cô là chủ sở hữu.  Một tuần sau sự kiện thời trang của Gucci, hai chị em đáp chuyến bay đến Paris để tham dự sự kiện thời trang của thương hiệu Saint Laurent; sau đó, cả hai đi đến Luân Đôn và ở lại nhà của Nga. Vào ngày 1 tháng 3, Nhung bay về Việt Nam trong khi Nga có chuyến công tác ngắn ngày tại Đức và có dẫn một người thân đi gặp bác sĩ.    Tại phòng khám, Nga có biểu hiện ho vài lần.  “Bác sĩ khám và đề nghị làm xét nghiệm vi-rút cô-rô-na”, cô ta nhớ lại. “Tôi nghĩ ông ấy đang nói đùa.”

 

Đại dịch “ném đá hội đồng”

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17

Bác sĩ lấy mẫu dịch từ mũi của Nga và bảo cô ấy về nhà người thân chờ kết quả. Cô ấy nhớ lúc đó mình cảm thấy khỏe nhưng vào buổi tối thì bị sốt và ho nhiều hơn. 2 ngày sau đó, cô ta bị viêm phổi và biết kết quả xét nghiệm mình bị dương tính với vi-rút cô-rô-na.  Trong khi người bình thường có thể chạy 4 dặm trong nửa giờ còn cô ấy khi đó chỉ có thể đi bộ một cách khó khăn. Vào ngày 12 tháng 3, các nhân viên cấp cứu chuyển Nga đến bệnh viện. Cô ta ở lại đó hơn 1 tuần rồi trở về nhà người thân và cuối cùng cô ấy cũng hồi phục hoàn toàn. Giờ khi trở về Luân Đôn, cô ta cảm thấy rất biết ơn cho sự chăm sóc mà cô ta đã nhận được tại Đức.

Khi Nhung về đến Hà Nội, cô ta đã qua cổng kiểm soát sân bay và không có biểu hiện sốt.  Tuy nhiên, cô ta bắt đầu ho vào đêm hôm đó.  4 ngày sau đó, cô ta bị xác nhận là bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên của Hà Nội.  Cô ta bị cách ly 2 tuần tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và được cho về nhà tự cách ly. Cô ta cũng đã hồi phục và cảm ơn đội ngũ y bác sĩ đã điều trị cho mình.

Cả hai chị em đã có những trải nghiệm rất khác nhau. Tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, do mức độ tôn trọng quyền riêng tư cá nhân rất cao nên không ai ngoài gia đình của Nga và một vài người bạn của cô ta biết tin cô ấy mắc Covid-19. Trong khi đó, trường hợp của Nhung thì cả cộng đồng đều biết đến.      Trước khi cô ấy được làm chẩn đoán, Việt Nam có một vài ca mắc vi-rút cô-rô-na bên ngoài thủ đô và mức độ lây lan không đáng kể. Có một phóng viên cho tôi biết: “Chính phủ đã dự định công bố Việt Nam khỏi dịch.” Nhung đã làm hỏng dự định này. Chính quyền quyết định buộc người dân Hà Nội phải ở nhà, đặc biệt là cấm đường tại khu vực nơi Nhung sinh sống. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Vốn thường xuyên sử dụng các nguồn tin rò rỉ từ báo chí để khiến cho người dân tin tưởng hoặc hoang mang, Chính quyền Việt Nam đã mời cánh báo chí vào xem một buổi họp trực tuyến về tình trạng sức khỏe của người phụ nữ trẻ. Trong vòng 1 giờ kể từ lúc những tin bài về cuộc họp đó được công bố rộng rãi, người sử dụng Internet đã xác định được Nhung là ai và tìm ra tài khoản mạng xã hội của cô ta.

Trong thời gian chưa đến 1 ngày, tài khoản Instagram của Nhung có thêm 10.000 lượt người theo dõi và nhiều người trong số họ đã tấn công cô ta.    Do mọi chuyện đã đi quá mức kiểm soát nên cô ấy quyết định thay đổi thiết lập tài khoản cá nhân sang chế độ riêng tư.   Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng người ta cứ cáo buộc rằng cô ta đang đi lại khắp nơi trong thành phố.  Một người sử dụng mạng xã hội tình cờ gặp một bức ảnh của một người phụ nữ trông giống Nhung tại buổi khai trương của Uniqlo và đăng lại bức ảnh đó lên Instagram và tuyên bố cho những người theo dõi khác biết là Nhung đang tham dự sự kiện đó khi đang mắc bệnh. Một người sử dụng mạng xã hội khác đăng bức ảnh một người khác có ngoại hình trông giống cô ta đang dạo chơi tại Tạ Hiện, một dãi phố hoạt động về đêm náo nhiệt của Hà Nội, và tung tin rằng Nhung đang vô tư lây bệnh cho những vị khách qua đường.   Tiếp đến là lời đồn Nhung đi gặp bạn trai tại Vinhomes Times City, khu đô thị dành cho giới nhà giàu.

Chính quyền Việt Nam rõ ràng muốn biến Nhung trở thành một tấm gương cảnh tỉnh người dân khi công khai thông tin cô ta bay từ Luân Đôn về nhà mà không khai báo là đã có đi qua nước Ý.  Theo các quan chức thì Nhung không chỉ lây bệnh cho chị của mình mà có thể là nguồn truyền bệnh cho 10 người khác trên cùng chuyến bay (tất cả những người này đã có kết quả xét nghiệm dương tính không lâu sau đó), người lái xe đón cô ta tại sân bay, người giúp việc của gia đình và một người bác của cô ta.  Một số khách bị nhiễm bệnh khi đi trên cùng chuyến bay đó là những vị khách du lịch người Anh, đó là lý do khiến tờ Daily Mail tuyên bố Nhung là ca “siêu lây nhiễm”. Chính quyền Việt Nam đã đang tải những bức ảnh của Nhung trong phòng bệnh với mục đích ban đầu là chứng minh cô ta đang hồi phục nhưng những người sử dụng mạng xã hội lại gom những bức ảnh đó để tiếp tục chỉ trích cô ấy.

Làn sóng giận dữ cũng đã lan đến Nga tại Châu Âu. Cô ấy xuất hiện trên các bài báo có chủ đề về ngành thời trang và tình hình lây lan của Covid-19. Tình hình vẫn không thay đổi dù thực tế cô ấy chưa lây bệnh cho ai.    “Những người tôi tiếp xúc trong Tuần lễ thời trang đều khỏe mạnh”, cô ấy cho biết. “Nhân viên nhiếp ảnh và nhân viên trang điểm của tôi dù có tiếp xúc gần nhưng họ đều khỏe mạnh” Thế nhưng, những người Việt đang tức giận đã đào lại những bức ảnh mới nhất về chuyến đi đến Milan và Paris trong tài khoản Instagram của Nga để quy kết cô là kẻ vô tâm và ăn chơi sa đọa. Những kẻ mỉa mai đào lại bức hình Nga đang trong một kỳ nghỉ tại Mykonos, mặc đồ của thương hiệu Saint Laurent và đứng cạnh Salt Bae – một đầu bếp người Thổ nổi tiếng bởi cách anh ta phóng đại hành vi rắc muối khi nấu ăn. Dân mạng tại Việt Nam thêm vào bức hình những hình ảnh vương miệng màu sáng và bình luận rằng Nga đang gieo rắc vi-rút cô-rô-na như rắc muối vậy. Bức ảnh được 11 ngàn lượt thích từ những người sử dụng Instagram. Một dân mạng người Việt Nam bình luận về Nga như sau: “Con nhỏ này ngu như bò.” Người khác thì nói: “Cho tao chửi con nhỏ đó và cả dòng họ của nó”.

Những hình ảnh đẹp đẽ, sang trọng, rực rỡ của cô trên tài khoản Instagram bỗng chốc trở thành vũ khí gây tổn thương cho cô và em gái của mình. Cũng có một người sử dụng mạng xã hội cố gắng bênh vực cho gia đình cô. Một người phụ nữ từ thành phố Hạ Long viết về Nga: “Tôi có theo dõi bạn từ lâu vì bạn là người có tài, nhưng tôi thật sự không thể chấp nhận cô em gái của bạn”. Cô ta nói thêm: “Tôi hy vọng bạn và gia đình nhanh chóng khỏi bệnh.”

Những lời lẽ công kích gây tổn thương cho cả hai chị em vào thời điểm họ dễ bị tổn thương nhất. Nhung đã phải ở ẩn và học thiền. Nga nói cho tôi biết: “Việc chống chọi với vi-rút trong lúc bị những bài viết như thế này “tát vào mặt” trở nên khó khăn hơn”.  Cô ta cho rằng những lời lẽ công kích đó là ví dụ tiêu biểu cho lòng đố kị giai cấp: “Tại Việt Nam, chúng tôi có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi được đi du lịch thường xuyên.” Cô ta cho rằng lý do của việc cô ta và em gái của mình nhận được quá nhiều sự chú ý khi xuất hiện ở bất kỳ nơi nào là do tình trạng phân biệt giai cấp, và cô ta cũng muốn lưu ý một điều rằng: “Nếu là Paris Hilton sẽ không ồn ào đến vậy”.

The Public-Shaming Pandemic

The Public-Shaming Pandemic

Hình phạt “bị dân chúng bêu xấu” (thường gọi “ném đá hội đồng) trước đây thường diễn ra tại một quảng trường công cộng. Vào thế kỷ 19, hình phạt này diễn ra trên các trang báo, tạp chí và trong thế kỷ 20 thì được đưa lên truyền hình. Ngày nay thì người ta sẽ bị chửi rủa qua mạng.  Mạng Internet mang đến cơ hội cho người dùng ẩn danh và với sự thiếu vắng những người gác cổng cũng như thuộc tính phóng đại những vết thương dù không đáng kể rất dễ gây nên cơn thịnh nộ cộng đồng tức thì một cách đáng sợ.  Blog, nơi bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, đã dọn đường cho bài viết đăng trên mạng xã hội vốn thường có xu hướng thích tấn công một cách thiếu suy nghĩ và hành vi bắt nạt nhóm. 

Hành vi “ném đá” bằng công nghệ số là hành động trừng phạt rất nhanh, mạnh và thường không công bằng.   Thậm chí, bạn không cần phải đúng mới có thể công kích một người nào đó.   Tất cả những gì bạn cần là tự cảm thấy bản thân bị đối xử không công bằng mà thôi. Trong năm 2015, một người đàn ông quốc tịch Úc tự chụp hình mình đứng trước băng rôn quảng cáo của Darth Vader tại một trung tâm mua sắm và gửi bức ảnh cho các con của mình.  Người mẹ đứng kế bên nghĩ nhầm là máy ảnh đang chĩa vào các con của mình và cho rằng người đàn ông là một kẻ lạm dụng. Bà ta chụp hình người đàn ông và đăng hình lên Facebook kèm theo lời cảnh báo: “Hãy nhìn kẻ lừa bịp này!” Bài đăng nhận được 20 ngàn lượt chia sẻ. Khi đối tác của người đàn ông bảo cho anh ta biết rằng dân mạng đang gọi anh ta là kẻ ấu dâm, anh ta đã đến trụ sở cảnh sát để chứng minh mình không làm gì sai.  Nhưng đã quá muộn.  Người ta đã biết anh ta là ai trên mạng Internet. Anh ta phải nhận những lời dọa giết. Sau khi người cáo buộc anh ta đã thừa nhận mình nhầm lẫn thì người phụ nữ ấy của bị đe dọa như vậy.

Đầu năm nay, khi Singapore đang bị phong tỏa, một người phụ nữ bản xứ bị ghi hình hành vi từ chối đeo khẩu trang trong khi đang gọi đồ ăn tại một quầy ẩm thực. Đoạn ghi hình được phát tán và những người bình luận trên mạng đã nhầm cô này với Tuhina Singh - giám đốc điều hành một công ty công nghệ.  Một nhóm kẻ xấu trên mạng đã công khai thông tin cá nhân của Singh, đăng tải địa chỉ hộp thư điện tử và số điện thoại của cô ấy. Cô ta phải chịu những cuộc công kích cho đến khi chính quyền Singapore công bố tên người vi phạm là Paramjeet Kaur.   Những người dùng mạng xã hội quay sang công kích Kaur, gọi cô ta là “Tên đần thời covid”.

“Ném đá” bằng kỹ thuật số cũng được một số người ủng hộ. Khi những người làm sai là những người có địa vị, quyền lực trong xã hội, việc đăng nhập vào các diễn đàn như Twitter để bày tỏ thái độ thất vọng với những người đó có thể được xem là hành vi bày tỏ thái độ đấu tranh tập thể hơn là hành vi bắt nạt.  Phong trào #MeToo là một ví dụ. Phong trào này đã quy tụ nhiều nhân vật nổi tiếng, chính trị gia và các nhà lãnh đạo tham gia thể hiện hành vi không chuẩn mực. Với lối tư duy tương tự, hành động quay phim hành vi bạo lực của cảnh sát đã châm ngòi cho phong trào Black Lives Matter (Sinh mạng của người da màu cũng quan trọng).   Jennifer Jacquet, vị giáo sư của Trường đại học New York, đã đưa ra những lập luận rằng hành vi “ném đá” bằng kỹ thuật số có thể thành công khi các động thái chính trị khác thất bại.    Một đoạn phim về hành vi phá hoại môi trường có thể trở thành một vụ tai tiếng toàn cầu, khiến cho một tập đoàn phải áp dụng các chính sách sạch hơn.  Trong một quyển sách xuất bản năm 2015 mang tựa đề “Liệu chỉ trích có cần thiết? Những cách sử dụng mới của một công cụ cũ”, Jacquet chú ý đến quan điểm là chỉ cần có khả năng phải chịu sự chỉ trích từ cộng đồng cũng đã đủ để ngăn ngừa hành vi sai trái của mọi người.     “Khi phát huy hiệu quả tối đa thì cảm giác xấu hổ có thể quy định hành vi mỗi cá nhân và làm giảm rủi ro của những hình phạt khác nghiêm khắc hơn”.  Vừa rồi, cô ây đã trình bày quan điểm với kênh MSNBC rằng đại dịch Covid-19 đang mở ra “nhiều cơ hội đối với hành vi “ném đá”, song cô ta cũng lưu ý mọi người chỉ nên chỉ trích “hành vi có tầm ảnh hưởng lớn”, ví dụ như hành vi tụ tập nhiều người trong nhà, chứ không nên tấn công “một cá nhân cụ thể". 

Hành vi “ném đá” trên mạng có thể không quá tàn bạo như những hình phạt của người Thanh giáo nhưng mức độ cũng ghê gớm không kém.  Một đối tượng của cơn giận dữ khi đang cập nhật xu hướng trên Twitter có thể nhận hàng trăm tin nhắn nhục mạ mỗi giây.  Các chiến dịch sử dụng kỹ thuật số đôi khi đi quá xa hơn cả mong đợi của những người khởi xướng chiến dịch.   Mùa xuân vừa rồi, một người dân New York tên là Christian Cooper đi dã ngoại ngắm chim tại Central Park có yêu cầu một người phụ nữ đeo dây giữ cho con chó của cô ta. Khi cô ta từ chối, người đàn ông bắt đầu quay phim cô ta, cô ấy liền gọi cho cảnh sát và thẳng thừng báo với họ là “một gã đàn ông người Mỹ gốc Phi’ đang đe dọa cô ta.  Chị gái của anh ta đã đăng tải đoạn phim lên mạng Twitter. Một người dùng bình luận: “Cô ta cần phải bị mọi người chỉ trích một cách thích đáng”.  “Hãy làm điều gì đó đi nào Twitter”. Hàng triệu người xem đoạn clip và người phụ nữ - vị giám đốc kinh doanh tên là Amy Cooper – trở nên quá “nổi tiếng” đến mức công ty đầu tư nơi cô ta đang làm việc đã sa thải cô ấy. Cách cư xử của Amy Cooper là không hay nhưng Christian Cooper dường như hơi bị sốc bởi những phản ứng tiêu cực của đám đông chống lại cô ta. Anh ta nói với tờ The Times: “Tôi không tha thứ cho hành vi phân biệt chủng tộc nhưng bản thân tôi không biết liệu cuộc sống của cô ta có cần phải bị tan nát như vậy hay không.” 

Lawrence Garbuz là vị luật sư chuyên về ủy quyền và tài sản thừa kế, 51 tuổi.  Ông ta sống tại New Rochelle, Hạt Westchester và làm việc cho một công ty mà ông cùng vợ ông, Adina Lewis, đồng sáng lập tại trung tâm Manhattan. Họ có 4 người con, 1 đứa học tại Đại học Yeshiva và đứa khác học trường trung học tại Bronx.

Một ngày của tháng 2, Garbuz có biểu hiện ho và sốt.  Vào thời điểm đó, hầu hết những người Mỹ được xác định mắc Covid-19 thì hoặc đã từng đi nước ngoài hoặc đã từng tiếp xúc với người khác nhiễm bệnh. Garbuz hầu như không đi du lịch thời gian đó và ông ta ngồi bàn làm việc cả ngày nên không phải lo lắng bản thân sẽ bị lây bệnh.

Tuy nhiên, ông ta vẫn cảm thấy sức khỏe ngày càng tệ và sau khi bác sĩ của ông ta đề nghị ông đi đến bệnh viện khám, một người bạn đã lái xe đưa ông ta đi đến một bệnh viện tại Bronxville. Kết quả chụp X-quang cho thấy ông bị mắc bệnh viêm phổi bình thường nên ông không bị áp dụng biện pháp cách ly đặc biệt nào vào thời điểm ông nhập viện.  Garbuz là một thành viên tích cực của một giáo đường tại New Rochelle và một phần của nghi thức truyền thống là đi thăm người bệnh.  Nhiều bạn bè và người thân gia đình đến thăm ông. Sau 4 ngày, ông ta có biểu hiện khó thở đến nỗi phải đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Columbia-Presbyterian Hospital – và cũng như lần trước là không có khuyến cáo gì đặc biệt.  Tại đây, vào ngày 2 tháng 3, ông được chẩn đoán mắc Covid-19 và rơi vào tình trạng hôn mê, buộc ông phải dùng máy thở mà không cần đắn đo.  3 tuần sau đó, Garbuz qua khỏi tình trạng nguy hiềm.  Vào khoảng thời gian đó, hơn 23 ngàn người ở bang New York đã được xét nghiệm dương tính với vi-rút cô-rô-na.

Trước khi đến bệnh viện Bronxville, ông Garbuz đã tham dự một đám tang và nghi lễ dành cho trẻ vị thành niên (b’nai mitzvah), vô tình tiếp xúc với hơn một trăm gia đình. Thật không may, ông ta có vẻ như là một người làm lây lan vi-rút mạnh. Vợ ông, hai đứa con sống cùng nhà, người bạn lái xe chở ông nhập viện và nhân viên y tá nhận ca bệnh của ông ngay lập tức được xét nghiệm dương tính với vi-rút.   Tổng cộng, Garbuz là trung tâm phát tán dịch bệnh cho 90 trường hợp.

Kết quả chẩn đoán của ông đến vào thời điểm nước Mỹ đang vẫn còn hy vọng tránh được thảm kịch như đã từng xảy ra tại Trung Quốc và Ý. Vào ngày 3 tháng 3, Thị trưởng New York, Bill de Blasio, lên Twitter nêu tên công ty luật của Garbuz - firm—Lewis và Garbuz—và có đề cập đến trường các con của ông đang theo học. Mục đích của ngài Thị trường là cảnh báo những người đã từng tiếp xúc với gia đình của ông nhưng rốt cuộc lại làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư cá nhân của bệnh nhân. Một người bình luận đặt câu hỏi trên Twitter: “Liệu có thật sự cần thiết phải nêu nhiều thông tin như vậy về người bị dương tính hay không?”.

Adina Lewis từ lâu đã sử dụng mạn xã hội để lưu lại những bước ngoặt trong đời sống cá nhân của bà ấy. Sau dòng tin đăng trên Twitter của ngài de Blasio, bà viết trên Facebook: “Tôi mong tất cả chúng ta, những người đang bị cuốn theo dòng xoay của cuộc đời như những chú chuột hamster chạy trong vòng quay, đặc biệt là chúng ta – những người dân New York - hãy rút ra bài học từ vụ này và hãy dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân.”  Hầu hết những người dùng Facebook đều để lại bình luận với nội dung chúc chồng bà mau hồi phục bên dưới bài đăng của bà. Người phụ nữ tên là Nora Madonick cho biết: “Việc có ai đó xem sự việc này không phải là trường hợp bất hạnh khủng khiếp mà không thể quy trách nhiệm cho người nào đó là điều không thể chấp nhận được”. Những người khác thì đang chỉ trích kịch liệt. Một người đàn ông trẻ mà nhà Garbuz không hề quen biết đã bình luận: “Tôi hy vọng công việc kinh doanh của bà không bị ảnh hưởng vì những gì chồng bà đã gây ra cho chúng tôi.”  Thái độ căm ghét nhắm vào gia đình đã vượt quá phạm vi công nghệ số.  Một tiệm giặt ủi tại New Rochelle từ chối giặt quần áo cho gia đình ông và hơn một tuần nhà họ không được chuyển phát bưu phẩm; chỉ sau khi Lewis khiếu nại lên Thị trưởng của trị trấn thì mọi thứ mới trở lại bình thường.

Vào dịp lễ của người Do Thái, Lewis vào lại Facebook để chúc mọi người nghỉ lễ vui vẻ và cho biết rằng bà đang cố gắng tìm thấy “may mắn” trong hoàn cảnh “vi-rút đang bủa vây”. Có lẽ, bà muốn nói chồng bà là “một người đưa tin tốt lành” và “căn bệnh ông mắc phải có thể giúp tất cả chúng ta sáng mắt ra”.  Bà lưu ý với mọi người rằng chồng của bà không có tiếp xúc với bất kỳ yếu tố nguy cơ đã được công bố nào.  Cô khuyên: “Mọi người hãy khôn ngoan và tỉnh táo”. “Hãy cứ tìm niềm vui với tất cả những sự vô lý đó. Tôi trông đợi mình có thể được cười to trong lúc chúng tôi và các bạn đều bị dính vi-rút (coronaed) (tôi vừa tạo ra động từ này)”.

Bài đăng nhận được hơn 400 bình luận, trong đó có nhiều bình luận chửi rủa thậm tệ. Một người đến từ Rye viết: “May mắn” ư?” và tiếp: “Ông ấy không chỉ dự 1 bữa tiệc mà đến 3 bữa tiệc. Ông ta đã đi tàu điện ngầm đến phía bắc. Ông ta bị ho. Đôi tay của ông dính đầy vi-rút. Người nào ông ta tiếp xúc đều đã mắc bệnh. . . . Đó là hành vi vô tâm và thiếu suy nghĩ”. Người đàn ông đến từ vùng Queens viết: “Ông ta cứ đi đến giáo đường nơi người giảng đạo và các giáo dân khác bị xét nghiệm dương tính, rồi lây bệnh cho hàng trăm người và hiện giờ New York đã có 20.000 trường hợp và 157 người chết trong phạm vi thành phố và có những người không đủ tiền trả tiền thuê nhà. Đừng gọi điều này là may mắn”. Một người khác bình luận: “Tôi có người thân qua đời vì Covid-19. Tôi sẽ không chào đón chồng của bà như vị anh hùng đâu!”.  Rồi có người đàn ông trẻ bảo Lewis rằng anh ta hy vọng sự nghiệp của chồng bà ấy sẽ không bao giờ phục hồi như bình thường. Anh ta viết: “Ông ấy đáng ra phải chết”. “Ông ta là một gã khó ưa. Ông đã gây nguy hiểm cho hàng trăm ngàn người. Ông ta sẽ không bao giờ có thể sinh sống tại New York nữa sau vụ việc này và ông ấy đáng bị như thế.”

Người mắc bệnh truyền nhiễm thường trở thành mục tiêu của hành động “ném đá”. Vào năm 1907, Mary Mallon, một đầu bếp phục vụ cho các gia đình giàu có tại New York, được xác định là người khỏe mạnh đầu tiên mang vi khuẩn gây bệnh thương hàn. Bà ta đã vô tình lây bệnh cho 7 người trong 8 gia đình mà bà đã phục vụ. Mallon bị buộc phải cách ly nhưng bà phủ nhận trách nhiệm bản thân. Làm sao bà ta có thể lây bệnh cho người khác nếu bà không có bệnh? Bà được phép không cần phải cách ly sau khi bà chấp nhận sẽ không làm đầu bếp nữa. Tuy nhiên, bà ta đã đổi tên và tiếp tục nấu ăn cho một hộ gia đình mới, gây ra nhiều ca nhiễm bệnh khác. Khi bị buộc phải cách ly lần nữa, bà ta bị báo chí chỉ trích và đặt cho bà một biệt danh dễ nhớ là: Mary Thương Hàn. Một bài báo đăng một bức ảnh minh họa có hình người phụ nữ đang rán những cái sọ người trong chảo. Trong một bức thư mà bà Mallon viết năm 1909, bà than thở rằng bà đã trở thành “hình tượng để mọi người châm chọc”.

Trong giai đoạn dịch cúm diễn ra trong năm 1918, nước Mỹ đang có chiến sự và nhiều quan chức sử dụng ngôn từ về lòng yêu nước để khuyến khích người dân tuân thủ các chính sách phòng chống nhiễm bệnh. Tại San Francisco, việc đeo khẩu trang là bắt buộc và trong tháng 10 năm đó, hàng trăm người dân của thành phố bị bắt vì vi phạm quy định. (Hầu hết bị buộc tội quên đeo khẩu trang). Mục tin tức thời sự đăng tải danh sách nêu tên của người vi phạm kèm theo chú thích rằng: “Hiện nay, những người đàn ông, phụ nữ hoặc trẻ em không đeo khẩu trang đều là những kẻ lười biếng nguy hiểm.”

Hành vi “ném đá” đã trở thành là một phần của mỗi đợt dịch bệnh sau đó, chẳng hạn như từ dịch AIDS đến dịch SARS, nhưng qua đợt khủng hoảng do dịch Covid-19 thì người ta mới thấy hết được mức độ phổ biến của hành vi này.  Vào thời điểm khi đời sống xã hội bình thường gần như đã bị đảo lộn, việc sử dụng mạng xã hội đang càng nhiều và những hành động bình thường có thể gây nguy hiểm, hầu hết mọi ngày đều xuất hiện nhiều làn sóng giận dữ trên mạng.  Người ta bị chỉ trích vì tích trữ giấy vệ sinh, vì đi đến cửa hàng để mua hàng tiêu dùng và vì yêu cầu giao hàng.  Người ta bị chỉ trích vì không đeo khẩu trang, hoặc vì đeo mặt nạ y tế khi đi trên đường.  Người ta bị chỉ trích vì quá quan tâm đến sức khỏe và vì thiếu nhận thức. Tại Vương quốc Anh, cảnh sát đã sử dụng những đoạn băng hình quay bằng thiết bị bay không người lái để bêu tên những người dắt chó đi dạo có hành vi sử dụng thú cưng của mình như là cái cớ để thực hiện những hành động không hay.  Tại Florida, người đàn ông mặc trang phục Grim Reaper (thần chết cầm lưỡi hái), người nhắc nhở mọi người trên bãi biển giữ khoảng cách an toàn, đã nhận nhiều lời dọa giết trên mạng.

Hành vi “ném đá” bằng công nghệ số dường như đã trở nên vô cùng nguy hiểm đáng sợ khi không có bất kỳ cam kết nào về hành vi được gọi là chuẩn mực. Nhiều quy định về Covid-19 mập mờ; việc nghiên cứu khoa học về căn bệnh này không nhất quán. Như thế nào được gọi là quá gần đối với những người đi tắm nắng trên bãi biển? Liệu cái băng quấn cổ không có tác dụng ngăn giọt bắn hay có hiệu quả như các loại khẩu trang truyền thống?  Trong khi, nước Mỹ đang được dẫn dắt bởi một vị Tổng thống mà một phần quyền lực chính trị của ông ta đến từ việc không xem trọng ý kiến chuyên gia. Trong sự bất an của những người theo chủ nghĩa tự do, ông ấy đã chống đối việc đeo khẩu trang và thái độ xem thường của ông ta đã được phản ánh bởi nhiều người ủng hộ ông ta, những người mà gọi những ai đeo khẩu trang là “những con cừu”.

Khi hai anh em từ bang Tennessee tích trữ 18 ngàn chai nước rữa tay để bán lại trên Internet, những người dùng mạng xã hội như muốn “ăn tươi nuốt sống” họ. Một người phụ nữ từ bang New Jersey viết trên Twitter: “Tôi hy vọng những gã từ bang Tennessee này bị quả báo do dùng nước rữa tay quá nhiều vì họ đã biến mình thành thứ cặn bã vô dụng và đáng ghét”.    Vì cảm thấy bối rối, xấu hổ nên hai anh em đồng ý quyên góp những món hàng này.  Một người trong số họ đã gửi lời xin lỗi công khai: “Nếu vì những hành động của tôi mà ai đó bị trực tiếp ảnh hưởng và không mua được nước rữa tay từ các cửa hàng nơi mình sống do tôi đã mua hết thì tôi thật sự xin lỗi.”  Sau đó, anh ta có nói với tờ The Times: “Đó không phải là con người của tôi.  Nhưng tất cả những gì tôi đọc được trong 48 tiếng qua là tôi có nhiều điểm giống loại người như vậy.” Tờ Augusta Chronicle tuyên bố là công lý đã được thực thi. Tờ này cho biết: “Phiên tòa với những ý kiến từ cộng đồng với quy mô rộng lớn là nơi thích hợp để "ném đá” những kẻ cơ hội đã bị lu mờ về đạo đức.”

Kể cả khi công chúng đã cư xử với những người siêu lây nhiễm như thể họ cố tình phát tán dịch bệnh cho người khác thì những sự cố mà người nào đó đã cố tình phát tán Covid-19 cho những người không hay biết mình đang rơi vào tình trạng nguy hiểm đã hầu như không tồn tại.

Người dịch: Đức Huy - THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Link bài gốc trên NewYorker: https://www.newyorker.com/magazine/2020/09/28/the-public-shaming-pandemic 

  •  4452
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…