DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đại biểu Quốc hội đề nghị cách chức người ban hành luật hành dân

Xem thêm:

=>> Tổng hợp những văn bản trái luật, không phù hợp thực tế

=>> Phải bồi thường nếu ban hành văn bản trái luật

=>> Xử phạt mũ bảo hiểm không đúng chất lượng là trái luật, oan dân !!!

=>> Dân quá ngán ngẫm với nón bảo hiểm giả

=>> Đề nghị có chế tài xử phạt đối với văn bản và cơ quan ban hành VBQPPL kém hiệu quả, gây dư luận, đi ngược Hiến pháp

=>> Đề nghị Chủ tịch nước CHXHCNVN, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN và các đại biểu xem xét nghiêm túc kiến nghị của đại biểu Võ Thị Dung

Những bức xúc của dư luận về tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tào lao, từa lưa có phần đã được hả hê khi Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga (tỉnh Thái Nguyên) đã mang đúng tiếng nói của dân đến với … nhà nước.

Chỉ với 7 phút ngắn ngủi, ít ỏi nhưng về cơ bản, đại ý đã được thể hiện:

Tiếng nói của cử tri...
Tiếng nói của cử tri...

Nhiều bộ ngành đã đề xuất hoặc trực tiếp ban hành các quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi, cá biệt còn trái luật như báo chí đã nêu. Những văn bản như vậy gây bức xúc dư luận, mất lòng tin trong dân, mất uy tín nhà nước, giảm hiệu lực quản lý. Do không khả thi nên nhiều quy định có cũng như không, tạo tình trạng nhờn pháp luật”.

Ngoài các Bộ ban hành văn bản “trời ơi” ra, Bộ Tư pháp – cơ quan thẩm định tính hợp pháp cũng gánh trách nhiệm, bà Nga nhẹ nhàng nói:

Công tác thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành theo thẩm quyền chưa tốt, giữ vai trò gác cổng nhưng đã để lọt lưới khá nhiều”.

Tâm điểm vẫn là mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm kém chất lượng:

Số đông người dân đều mong mua được mũ tốt để bảo vệ sức khỏe. Việc hàng ngàn tỷ đồng của dân bỏ ra để mua phải 70% mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng để lưu hành 37 triệu xe máy thuộc trách nhiệm của ai? Không lẽ chỉ là lỗi của dân. Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Khoa học cần làm rõ để trả lời cử tri”.

Bà nhấn mạnh trách nhiệm đảm bảo chất lượng nón bảo hiểm trên thị trường thuộc về cơ quan nhà nước (quản lý thị trường); nhưng chính cơ quan này đã đốc thúc Bộ Công an đòi xử phạt người dân, bà bày tỏ:

Thay vì xử lý nghiêm các cá nhân có trách nhiệm quản lý thị trường, tiêu chuẩn chất lượng thì một số bộ lại đề xuất giải pháp phạt người tiêu dùng khi họ tham gia giao thông”.

Nói về chính sách thiếu nhất quan trong các văn bản pháp luật:

Có khi trong 1 tuần, 1 tháng mà các bộ liên tục đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong cùng 1 chính sách, thể hiện sự bất nhất, thiếu tầm nhìn và thiếu vai trò điều phối trong tư duy quản lý điều hành”.

Bà cho rằng một trong những nguyên nhân này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó bà đặt nghi vấn về lợi ích nhóm, năng lực tham mưu, soạn thảo hoặc dấu hiệu quan liêu từ cơ quan ban hành văn bản.

Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân ban hành văn bản trái luật, không phù hợp, hành dân không bị soi đến, bà nói:

Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản sai”.

Một đề xuất hợp ý dân, nhưng Đảng và Nhà nước có chịu "tiếp thu" hay không, tiếp thu như thế nào; và người đề xuất tiếng nói của dân lên tận Quốc hội (bà Nga) có bị đặt ra ngoài vòng cuộc chơi của họ hay không vẫn còn là dấu hỏi to tướng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vấn đề này đến bạn đọc.

  •  6491
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…