DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đại biểu QH “nói bậy rồi xin lỗi” – chưa phải là xong!

Ông, cha ta có câu “Uống lưỡi bảy lần trước khi nói”, nhằm căn dặn mọi người thận trọng trong lời ăn, tiếng nói (suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi phát ngôn) để tránh xảy ra trường hợp “cái miệng làm hại cái thân”. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra những trường hợp đáng tiếc… gây ra phản ứng không hay từ dư luận.

Thời gian qua, dư luận thực sự sốc trước những phát ngôn của một số đại biểu Quốc hội trên các phương tiện thông tin truyền thông (báo đài, internet…); nào là ông nghị này công kích ông nghị kia, ông nghị này quy chụp một cách “xuyên tạc” giới luật sư…

1. Cần một lời xin lỗi

Sau khi nói bậy (xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác) thì một lời xin lỗi là điều cần phải làm. Lời xin lỗi xem như đã nhận cái sai về mình, “giải oan” cho người bị xúc phạm, xóa bỏ sự “hiểu lầm”…

Tuy nhiên, nhiều người khó nói ra hai chữ “xin lỗi” thật lòng mà thay vào đó là sự ngụy biện hoặc theo kiểu “biết sai, sửa sai chứ không nhận sai”[1] cho đến khi không chịu nổi sức ép từ phía dư luận.

Rồi … lời xin lỗi miễn cưỡng được tung bay. Phải chăng câu chuyện coi như chấm dứt khi có lời xin lỗi? – Không. Xin lỗi chưa phải là xong.

Có những trường hợp người bị xúc phạm yêu cầu xin lỗi, nếu không xin lỗi sẽ kiện… nhưng vẫn “quyết tâm” không xin lỗi.

2. Xin lỗi chưa phải là xong

Ở phương diện tình cảm thì lời xin lỗi có thể coi là xong. Tuy nhiên, dưới góc nhìn pháp luật thì vẫn còn đó những chế tài nhất định.

Một số ông nghị cho rằng Hiến pháp có quy định miễn trừ đối với những phát ngôn của đại biểu quốc hội. Song thực tế không phải vậy.

Điều 81 Hiến pháp 2013 quy định: "Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định."

Như vậy, đại biểu quốc hội vẫn phải gánh lấy chế tài do phát ngôn của mình gây ra thậm chí còn bị bắt, giam giữ, khởi tố nếu có sự đồng ý của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền được phép xử phạt hành vi vi phạm của các ông nghị mà không cần Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý. Cụ thể, xử phạt theo điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi "xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác".

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa[2]; nghĩa là không ai được phép sống trên pháp luật mà phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật, trong trường hợp này nếu người dân làm sai cũng bị xử phạt thì không cớ gì một ông nghị sai không bị xử lý (Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân[3]).

Rất mong cơ quan có thẩm quyền thực hiện nghiêm chỉnh quy định trên nhằm bảo vệ tính pháp chế xã hội chủ nghĩa và làm gương cho người khác.  



[1] “Biết sai, sửa sai chứ không nhận sai” – Phương châm của Tào Tháo (thời Tam Quốc)

[2] Khoản 1 điều 2 Hiến pháp 2013.

[3] Khoản 1 điều 2 Hiến pháp 2013.

 

  •  5019
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…