DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã đến lúc xử lý nghiêm hành vi chăn dắt ăn xin

Nếu như ở các thành phố hay đô thị lớn, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh những cụ ông, cụ bà, những người tàn tật hay những đứa trẻ bán vé số, bán hàng rong hay xin tiền người khác. Nhìn những hình ảnh như vậy có lẽ ai cũng sẽ phải rưng rưng động lòng vì trên đời này vẫn còn những phận đời long đong, khổ cực như vậy mà cho tiền hay mua hàng của họ. 

Nhưng nếu một lần nào đó bạn bắt gặp hình ảnh những người ăn xin ấy lại được điều khiển bởi cả 1 đường dây chăn dắt ăn xin thì bạn có dám cho họ tiền nữa không khi mà những đồng tiền họ kiếm được lại là khoản lợi nhuận khổng lồ cho kẻ khác. Thương thì thương thật nhưng cho họ mà nó không thuộc về họ thì sẽ đến lúc chúng ta phải nghĩ lại.

Kết quả hình ảnh cho ăn xin

Mình đã từng tận mắt chứng kiến một thanh niên lành lặn, cơ bắp, mình đầy hình xăm đẩy một chiếc xe lăn chở theo một người tàn tật đi ăn xin khắp nơi và rồi sau đó anh ta lại để mặc người tàn tật đó ở 1 góc chợ và nhảy lên xe máy của 1 người đàn ông khác đi mất.

Nếu như các bạn hay đọc báo hay tin tức thì bạn sẽ biết thu nhập hàng ngày của những người ăn xin ở các thành phố lớn dao động từ 500.000 đến 2 triệu đồng một ngày (với mức thu nhập như vậy, nhiều người đã coi ăn xin là nghề chớ không phải bất đắc dĩ). Một con số quá lớn đối với nhiều người, nhưng thật đau lòng là nhiều người trong số đó lại không nhận lại được một đồng nào sau những ngày dầm mưa, dãi nắng để ăn xin bởi số tiền ấy đã chảy vào túi của kẻ khác.

Có thể nói, những kẻ chăn dắt ăn xin chẳng khác nào cầm thú khi bóc lột sức lao động, mồ hôi nước mắt của người khác một cách không thương tiếc. Nhưng vì sao những kẻ này lại tồn tại và hoạt động ngày càng rộng khắp như vậy. Mình thấy rằng, cần phải có chế tài xử phạt thật nghiêm khắc đối với những kẻ này đồng thời phải tìm cách đưa người ăn xin, trẻ em cơ nhỡ, người già neo đơn, người khuyết tật (những đối tượng yếu thế dễ bị những kẻ chăn dắt lợi dụng để trục lợi) vào các trung tâm bảo trợ xã hội.

Hiện nay, Bộ luật hình sự chưa có quy định nào quy định về xử lý hình sự đối với hành vi chăn dắt ăn xin mà hành vi này mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính theo các quy định quy định tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP, theo đó:

- Người nào ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo khoản 2, Điều 20.
 
- Khoản 3 Điều 27 của Nghị định này quy định người nào ngược đãi, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi: tổ chức, ép buộc đi ăn xin sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
 
Hình thức xử phạt ở trên là quá nhẹ chưa thể đủ sức răn đe những kẻ chăn dắt ăn xin được bởi số tiền bị phạt và lợi nhuận thu được từ hành vi này có sự chênh lệch quá lớn. Thiết nghĩ đã đến lúc đưa những kẻ chăn dắt ăn xin vào diện phải xử lý hình sự để có thể giải quyết triệt để vấn nạn trên.
  •  11705
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…