DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã có Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án hình sự 2019

Chế độ dành cho phạm nhân nữ

Nghị định 133/2020/NĐ-CP

Ngày 09/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi hành án hình sự 2019, đáng chú ý trong đó là những chính sách dành riêng cho phạm nhân nữ mang thai, phạm nhân nuôi con dưới 36 tháng tuổi và các tình tiết giảm nhẹ kỷ luật.

Đối với tất cả phạm nhân, chế độ ăn uống được quy định tại Khoản 1 Điều 7 như sau:

“Điều 7. Chế độ ăn đổi với phạm nhân

1. Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:

a) 17 kg gạo tẻ;

b) 15 kg rau xanh;

c) 01 kg thịt lợn;

d) 01 kg cá;

đ) 0,5 kg đường;

e) 0,75 lít nước mắm;

g) 0,2 lít dầu ăn;

h) 0,1 kg bột ngọt,

i) 0,5 kg muối;

k) Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;

l) Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương."

Riêng đối với phạm nhân nữ mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Điều 10 Nghị định hướng dẫn chế độ: 

1. Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ..."

Nội dung trên là hướng dẫn cho Khoản 1 Điều 51 Luật thi hành án hình sự 2019 :

“Phạm nhân nữ mang thai nếu không được đình chỉ thi hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe.”

Ngoài ra, tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật phạm nhân tại Điều 43 Luật thi hành án hình sự 2019 được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 133:

- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác; chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác; tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có).

- Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.

- Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.

- Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.

- Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo, ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi."

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 25/12/2020, thay thế cho Nghị định 117/2011/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 90/2015/NĐ-CP.)

  •  2498
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…