DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã có giấy phép môi trường, giờ thay đổi quy mô, công suất phải làm gì?

Theo Khoản 2 Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì Giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

2. Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.

Tại điểm b Khoản 3 Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định:

“3. Giấy phép môi trường được cấp lại trọng các trường hợp sau đây:

b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tổng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường."

Trường hợp dự án tăng quy mô công suất làm tăng tác động xấu với môi trường

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì khi dự án tăng quy mô, công suất làm tăng tác động xấu với môi trường và dẫn đến dự án thuộc đối tượng phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (trước đó dự án chưa thuộc đối tượng làm báo cáo đánh giá tác động môi trường) thì không cần làm thủ tục cấp lại giấy phép môi trường mà chỉ cần thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn từ Điều 30 đến Điều 38 Luật bảo vệ môi trường 2020 và điều chỉnh lại giấy phép môi trường theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật này.

Điểm b Khoản 3 Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020 loại trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường nên trường hợp dự án trước đó chỉ lập giấy phép môi trường nhưng không thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nay tăng quy mô lên dẫn đến phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ quay lại áp dụng Khoản 2 Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020.

Trường hợp dự án tăng quy mô công suất không làm tăng tác động xấu với môi trường

Trường hợp dự án tăng quy mô công suất dẫn đến thay đổi các nội dung trên giấy phép môi trường nhưng không làm tăng tác động xấu với môi trường thì đơn vị sẽ thực hiện điều chỉnh giấy phép môi trường đã cấp trước đó theo Điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020. 

Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh giấy phép môi trường thực hiện theo Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 33 Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020  thì dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. 

Theo điểm a Khoản 2 Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.

Theo quy định trên thì khi dự án đi vào vận hành đã có giấy phép môi trường. Nếu có thay đổi quy mô, công suất tăng tác động xấu đến môi trường thì sẽ làm thủ tục điều chỉnh giấy phép môi trường theo Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020.

Đối với các dự án đã triển khai từ trước Luật bảo vệ môi trường 2020 nay có thay đổi về quy mô, công suất làm tăng tác động xấu đến môi trường thì nên làm thủ tục xin giấy phép môi trường theo Điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2020.

  •  833
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…