DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đã có cơ chế xử lý với trường hợp trốn trạm thu phí chưa?

Trong thời gian gần đây, xuất hiện rất nhiều trường hợp các lái xe khi đến trạm thu phí không dừng lại tại hàng rào chắn để nộp phí theo quy định mà tự ý phóng xe vượt trạm, tông vào rào chắn để bỏ chạy trốn, không nộp phí.

Trước thực trạng xảy ra càng nhiều này, vẫn chưa thấy có cơ quan chức năng nào đứng ra chịu trách nhiệm chính giải quyết vấn đề và liệu có chế tài nào xử lý trường hợp này không?

Cách đây vài tháng, một bài viết về thực trạng “trốn trạm thu phí của các lái xe hiện nay” tại Trang Pháp luật Giao thông, có nêu khẳng định của ông Đặng Văn Chung – Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam “Việc trốn tránh các trạm thu phí vào ban đêm là hành vi vi phạm pháp luật”

Dẫu biết hành vi né tránh nghĩa vụ nộp các khoản phí theo quy định của Nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nghe nó có vẻ mông lung, vô chừng, bởi lẽ nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì phải có văn bản cụ thể quy định để khi tiến hành xử lý, có cơ sở để thực thi áp dụng

Mình thử tìm qua các văn bản quy định về việc xử phạt với trường hợp trốn trạm thu phí thì nhận thấy khá bất ngờ:

Trước đây, theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

….

g) Không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

d) Không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.

 Tuy nhiên, Nghị định này đã bị thay thế bởi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nghị định 171 này đã bãi bỏ quy định xử phạt chủ phương tiện trong trường hợp không nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.

Đến khi Nghị định 107/2014/NĐ-CP được ban hành để sửa đổi, bổ sung Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì quy định việc xử phạt chủ phương tiện không nộp phí cho phương tiện của mình khi tham gia giao thông đường bộ dường như bị “lãng quên”.

Vậy nếu không quy định xử phạt hành vi này trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì thẩm quyền xử phạt có lẽ không thuộc về Cảnh sát giao thông.

Trong khi đó, Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, phí, lệ phí có quy định:

Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí

2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.

Quy định này dường như chỉ nêu một cách chung chung áp dụng cho tất cả các trường hợp trốn nộp phí, trong đó, thẩm quyền xử phạt hành vi này thuộc về Cục trưởng Cục Thuế…

Có vẻ như không hợp lý khi thẩm quyền xử lý, giải quyết trường hợp này không phải của phía Cảnh sát giao thông, mà là phía của Cơ quan thuế.

Việc quy định cơ quan quản lý giải quyết và xử lý vấn đề này chưa sát với thực tiễn, dẫn đến rất nhiều trường hợp các lái xe cố tình tông vào các rào chắn, để trốn không nộp phí, nhưng lại chưa có cơ quan chức năng đứng ra xử lý kịp thời.

Không xử lý kịp thời và mạnh tay với các hành vi này dẫn đến tình trạng “lờn mặt” và tình trạng này vẫn sẽ còn tiếp tục diễn ra.

Hi vọng trong thời gian tới, khi Nghị định mới quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được ban hành, thay thế Nghị định 171/2013/NĐ-CP và Nghị định 107/2014/NĐ-CP xem xét về quy định xử lý trường hợp này.

  •  11423
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…