DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cúng sao, giải hạn có phải mê tín dị đoan và có bị xử phạt?

Mỗi dịp đầu năm mới, có biết bao phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống diễn ra trên mọi miền đất nước. Trong đó, cũng xuất hiện nhiều hoạt động như cúng sao, giải hạn. Vậy hành vi cúng sao, giải hạn có phải mê tín dị đoan và có bị xử phạt hay không?

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Trong đó, hoạt động tín ngưỡng được hiểu là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Từ khái niệm nêu trên, rõ ràng cúng sao, giải hạn không được coi là hoạt động tín ngưỡng.

Hành vi cúng sao, giải hạn xuất phát từ việc đặt niềm tin vào quẻ bói đầu năm. Theo đó, người dân thường xem năm nay có bị sao xấu nào chiếu mạng hoặc có mắc phải tam tai hay không, ... từ đây bày ra cúng sao, giải hạn.

Thực sự, quan niệm trên là mê tín dị đoan, không đúng với giáo lý đạo Phật và hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Đặt niềm tin mù quáng, người xem không chỉ tốn kém thời gian, tiền bạc, mà còn rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày.

Hiện hành, hành vi cúng sao, giải hạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể: sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:

- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;

- Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;

- Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;

- Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.

Ngoài ra, theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân đối với hành vi cúng sao, giải hạn.

  •  31223
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…