DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công văn số 2571/TCT-TNCN ngày 8/7/2014 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn vướng mắc về hoàn thuế thu nhập cá nhân

Công văn  số 2571/TCT-TNCN ngày 8/7/2014 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn vướng mắc về hoàn thuế thu nhập cá nhân (tập tin dạng Word có đình kèm tập tin PDF để các bạn tiện đối chiếu)

 

1.- Cá nhân có thu nhập nhiều nơi có trách nhiệm tổng họp thu nhập, khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo. Trường họp, người nộp thuế có thu nhập nhiều nơi nhưng kê khai thu nhập tại một nơi, thì cơ quan thuể ra thông báo đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. Tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính về thuể như đã nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính. Trên cơ sở giải trình của người nộp thuế và dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế cho khấu trừ số thuế đã nộp và xác định lại số thuế còn phải nộp hoặc số thuế nộp thừa.

2.- Trường hợp cơ quan thuế đang xử lý hồ sơ hoàn thuế cho tổ chức, cá nhân, khi yêu cầu người nộp thuế giải trình về hồ sơ tài liệu liên quan thì tổ chức, cá nhân nộp tờ khai quyết toán bổ sung. Khi chưa có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế nếu cá nhân, tổ chức phát hiện sai sót trong tờ khai nộp lần đầu thì được phép nộp tờ khai bổ sung. Cơ quan thuế căn cứ theo tờ khai bổ sung của tổ chức, cá nhân đã nộp để xử lý hoàn thuế. Tuy nhiên, để quản lý rủi ro, cơ quan thuế kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn 10 (mười) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.

3.- Trường hợp cá nhân thuộc đối tượng quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế, nhưng vẫn làm uỷ quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay thì xử phạt cá nhân về hành vi vi phạm hành chính về thuế. Nếu cá nhân không làm uỷ quyền quyết toán, nhưng tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế đồng thời vẫn thực hiện quyết toán thay cho cá nhân thì xử phạt tổ chức trả thu nhập hành vi vi phạm hành chính về thuế. Các hình thức xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thuế được nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư sô 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính.

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn như sau:

“Điều 6. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính vế thuế

1. Phạt cảnh cáo

Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

2. Phạt tiền

a) Đổi với hành vi vi phạm về thủ tục thuế: Phạt theo số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đổi với người nộp thuế là tổ chức cỏ hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

b) Đối với hành vi khai sai dẫn đển thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn. Mức phạt tiền được áp dụng cho người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.

c) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đổi với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 Thông tư này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là to chức, mức phạt tiền đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

  •  5426
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…