DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công ước viên có thực là sự lựa chọn “khôn ngoan” cho các quốc gia?

Công ước viên hay còn gọi tắt là CISG, được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế nhằm hướng tới mục đích thống nhất hóa nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó mà để nhằm thuận tiện và giảm thiểu các tranh chấp có thể xảy ra thì việc các quốc gia cùng tham gia là thành viên của một công ước có quy định cụ thể các nội dung liên quan đến hoạt động trao đổi quốc tế, sẽ tránh được các tình huống xung đột trong cơ quan giải quyết tranh chấp (nếu có), cũng như xung đột về phháp luật áp dụng. Tuy nhiên, cho đến nay Vương quốc Anh vẫn chưa đồng ý phê duyệt công ước này. Bàn về lí do cho sự từ chối này, có nhiều luồng ý kiến như:

- Thứ nhất, Luật Mua bán hàng hóa 1979 của Anh là một văn bản có sức ảnh hưởng lớn đối với pháp luật nước này. Nếu đồng ý trở thành một thành viên của công ước thì đồng nghĩa với việc vị thế của văn bản pháp luật này sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

- Thứ hai, nội dung của công ước ở nhiều điều khoản cho thấy nếu đồng ý gia nhập thì dễ dẫn đến tình trạng “mâu thuẫn” với pháp luật quốc gia.

“ Mâu thuẫn” ở đây là việc khi gia nhập CISG có nghĩa là trong các hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải đều áp dụng luật CISG ngay cả khhi quy phạm quốc tế dẫn chiếu đến luật của Anh ( khoản b Điều 1.1(b)). Tức là luật của Anh – niềm tự hào của họ sẽ không còn là văn bản ưu tiên như trước và điều này còn gây trở ngại đối với các luật gia đã thông thạo luật Anh. Một điểm khác nữa là quy định ở hai loại văn bản pháp luật này khi điều chỉnh cùng một vấn đề lại khác nhau, như ở điều 16.2(a) về điều kiện chào hàng không thể bị hủy. Trong khi công ước quy định là nếu nó ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay khẳng định rằng nó không thể bị hủy, thì luật Anh lại chỉ ra rằng “chỉ khi có hồi âm từ người được chào hàng” và “người chào hàng cam đoan không hủy” – hai điều kiện đồng thời diễn ra.

- Thứ ba, phản ứng của các doanh nghiệp tại nước này cũng không mấy hứng thú với việc gia nhập CISG. Với sự tác động của luật Anh và sự sử dụng nhuần nhuyễn qua thời gian dài, tiếp nhận một văn bản khác mà lại có thể khiến luật Anh không còn được ưu thế ban đầu chắc chắn sẽ tạo ra nhiều khó khăn hơn, nhiều tranh chấp hơn cũng như giảm tầm ảnh hưởng của luật Anh.

- Thứ tư, quy phạm pháp lý của luật Anh và công ước không giống nhau hoàn toàn cho nên trong cách diễn đạt mà bị hiểu khác đi sẽ gây ra nhiều khó khăn, nghiệm trọng.

Nhìn chung theo cách nhìn nhận này thì việc không tham gia của Anh là hoàn toàn vì mục đích muốn giữ vững vị trí ưu tiên pháp luật quốc gia và hạn chế những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi gia nhập. Điều này cũng thể hiện rằng không hẳn mọi quốc gia tham gia CISG đều có thể mang về lợi ích cho quốc gia mình, mà còn phải xét đến điều kiện của quốc gia đó cũng như những tiềm năng riêng của đất nước mình.

  •  1461
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…