DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công ty mua bán nợ: TIẾP VỐN CHO NỀN KINH TẾ - TIẾP TẾ CHO NẠN THAM NHŨNG

Khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị định53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam; đa số các Tổ chức tín dụng mừng thầm; khoản nợ xấu mà các tổ chức tín dụng ẵm từ trước đến nay có chỗ để “gửi gắm”; ít nhiều người tin rằng việc thành lập Công ty mua bán nợ (VAMC) là giải pháp tối ưu trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, tương tự “gói cứu trợ” vốn cho thị trường tạo nhằm động lực thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển cho nền kinh tế; một mục tiêu đúng đắn với không ít dự cảm “có vấn đề”.

Thứ nhất: Công ty thành lập trên cơ sở “lấy tiền từ Ngân hàng Nhà nước”.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 53, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Với 500 tỷ đồng vốn, Công ty này khó có thể giải quyết được hàng ngàn tỷ nợ xấu của hệ thống tín dụng. Chưa kể đến đồng vốn đi lòng vòng, qua nhiều tay; thay vì thực hiện một trực tiếp từ Ngân hàng nhà nước đến các tổ chức tín dụng. Rõ ràng, Nghị định 53 chỉ là một cách thức, một cơ chế để các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước “rót vốn” cung ứng cho nền kinh tế. Vì sao cùng một cách thức tương tự nhưng không sử dụng một cơ chế thuận tiện hơn mà phải đi qua một “con đường vòng vĩ đại” là Công ty quản lý tài sản?

Thứ hai: Mục tiêu làm sạch nợ xấu không đạt được

Mua lại nợ xấu, thực chất là gom nợ vào một ổ, kéo giãn thời gian để dòng tiền từ Ngân hàng nhà nước rót vào nền kinh tế.

Việc xử lý “nợ xấu” của Công ty quản lý tài sản không có gì đặc biệt so với cách làm của các tổ chức tín dụng từ trước đến nay. Các giải pháp xử lý, thu hồi nợ quy định từ điều 16 đến điều 19 không cho thấy tồn tại một tín hiệu khả quan. Ngoài ra, trường hợp Công ty quản lý nợ xấu không thu hồi được, khi đến hạn, tổ chức tín dụng phải nhận lại số nợ xấu ban đầu. Nợ xấu lại hoàn nợ xấu, không khéo đến lúc ấy nợ lại chồng nợ càng gây khốn đốn cho tổ chức tín dụng. Rủi ro ôm nợ xấu của Ngân hàng nhà nước cũng không nhỏ khi các tổ chức tín dụng chẳng may bị “xóa sổ”.

Thứ ba: Tạo điều kiện cho những con “vạc lớn”:

Có 5 điều kiện mua lại nợ xấu theo quy định tại Điều 8, cũng là 5 “cái giá” cho một khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng được kéo giãn trong khoảng thời gian nhất định. Trước tình trạng tham nhũng tiểu-đại tràn lan như hiện nay; mấy ai tin các tổ chức tín dụng sẽ không “đi đêm” nằm “tống khứ” của nợ lên đầu Ngân hàng nhà nước?

Thứ tư: Thêm một nơi để nhồi nhét “con ông cháu cha”;

Cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ nhân viên của Công ty quản lý tài sản lấy từ đâu ra? Hệ thống cán bộ công chức hiện tại đang cồng kềnh; lắm kẻ ngồi chơi xơi nước, sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về. Công ty Quản lý tài sản sẽ là sự bổ sung hợp lý và hợp pháp cho không ít người đang không biết nhồi nhét vào đâu.

Thứ năm: Sẽ có một cuộc đại khủng hoảng kép?

Điều gì sẽ xảy ra nếu nợ xấu không xử lý được, các tổ chức tín dụng không thể ẳm lại số nợ xấu và ngân hàng nhà nước không thu hồi được vốn? 500 tỷ bỏ ra cho nền kinh tế không thấm thía, nhưng mất đi 500 tỷ không thu hồi được sẽ là gánh nặng lớn cho xã hội. Nguy cơ một cuộc khủng hoảng kép hiển hiện nếu mọi việc không đi đúng hướng, hoặc nạn “đi đêm” làm chệch mục tiêu ban đầu của Công ty Quản lý tài sản?

Bài học nào cho các tổ chức tín dụng?

Chưa nói đến nền kinh tế khủng hoảng làm mất khả năng thu hồi vốn; việc các tổ chức tín dụng quản lý công tác thẩm định tài sản lõng lẽo, bệnh thành tích về đạt vượt mức hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dẫn đến chồng chất hàng loạt khoản nợ xấu. Khi chưa có một cơ chế “thẩm tra kết quả thẩm định”, hoặc có nhưng hoạt động theo kiểu mạng lưới “chung chi” thì chẳng có gì để đảm bảo rằng nợ xấu sẽ không chất chồng.

Giao lại nợ xấu cho Công ty quản lý nợ, không có nghĩa “giải quyết được cái đống hỗn độn xấu xí”; cục nợ vẫn dai dẳng. Không một chất tẩy rửa nào, dù có trị giá đến 500 tỷ có thể “gột sạch” vết đen, nếu chủ quan, các tổ chức tín dụng sẽ rơi vào trạng thái trên đe dưới lưỡi hái. Lúc đó không chỉ các tổ chức tín dụng “chết yểu”, mà xã hội thêm một vết thương lớn khó lành.  

  •  3296
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…