DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có thể làm gì?

Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khẳng định, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chính vì vậy, khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, bạn nên thực hiện theo trình tự dưới đây:

1. Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty.

Đây là những người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho bạn.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình, bạn có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình.

2. Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Căn cứ Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì bạn được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của bạn theo thủ tục hành chính.

Bạn có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn.

3. Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)

Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm của công ty, bạn được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp (Điều 202 Bộ luật Lao động 2012). Tuy nhiên không bắt buộc, bạn có thể bỏ qua bước này. 

4. Khởi kiện đến Tòa án nhân dân

Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:

- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;

- Hoà giải không thành;

- Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;

- Công ty vẫn không đóng.

(Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện bạn tham khảo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để thực hiện. Về mẫu đơn khởi kiện bạn tham khảo Mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP  ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

  •  686
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…