DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cổng trường học đổ sập đè chết ba em học sinh ở Lào Cai quy trách nhiệm cho ai?

Trường học đáng ra nên là nơi an toàn để các em học sinh vui chơi và học tập. Nhưng hiện nay lại trong môi trường học đường lại xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm không khỏi khiến nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh lo lắng, bất an. Mới đây, báo chí rầm rộ đưa tin một nhóm học sinh chơi đùa, đánh đu trên cánh cổng trường phân hiệu Bản Phung (xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) thì bất ngờ cánh cổng đổ sập khiến 3 em tử vong, 3 em nhập viện cấp cứu.

Cổng trường sập đè chết 3 học sinh

Cổng trường sập đè chết 3 học sinh - Ảnh minh họa

Trường hợp trách nhiệm pháp lý thuộc về nhà trường:

Trước tiên cần làm rõ thời điểm tai nạn xảy ra có trong giờ học hay không, trách nhiệm trong việc trông nom, quản lý các bạn học sinh thuộc về ai? Đồng thời làm rõ tình trạng của cánh cổng này trước khi đổ xuống có dấu vết, hư hỏng, có dấu hiệu của việc sắp gãy đổ hay không?

Thứ nhất, Căn cứ Điểm a, b Điều 100 Luật Trẻ em 2016  về Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em có quy định:

- Giáo viên có trách nhiệm  tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em;

- Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;

Do đó, trong trường hợp có căn cứ cho thấy người có trách nhiệm trông nom, quản lý các em bảo an toàn nhưng không thực hiện hết trách nhiệm của mình dẫn đến hậu quả tai nạn xảy ra, nhiều học sinh thiệt mạng và bị thương thì có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý:

- Trước tiên là trách nhiệm dân sự.

Nhà trường phải thực hiện bồi thường những thiệt hại đã xảy ra cho các học sinh gặp tai nạn. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rất rõ về trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại điều 590 hoặc trường hợp bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm tại điều 591, cụ thể như sau:

+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- Ngoài ra, nhà trường còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người hoặc tội vi phạm quy tắc an toàn nơi đông người.

Cụ thể được quy định ở điều 128, 295 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

+ Người nào vô ý làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Người nào vi phạm quy định về an toàn ở những nơi đông người làm chết 03 người trở lên bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Trường hợp trách nhiệm thuộc về người thi công công trình:

Cần điều tra xem xét công trình này được xây dựng từ khi nào, kinh phí xây dựng như thế nào, quá trình xây dựng có đáp ứng chất lượng công trình, nghiệm thu có phù hợp với quy định đồng thời đánh giá chất lượng của công trình. Nếu có căn cứ cho thấy việc xây dựng không đảm bảo chất lượng, có sai phạm, trong quá trình xây dựng công trình bị cắt xén nguyên liệu… thì cần truy trách nhiệm của những người có liên quan theo quy định pháp luật.

Căn cứ Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng cụ thể như sau:

Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình... làm chết 3 người trở lên thì có thể bị phạt tù từ 8 đến 20 năm.

Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường:

- Trong đó thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng.

- Đơn vị thi công còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân của nạn nhân. Mức bồi thường do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Căn cứ Điều 605, Điều 590, 591 Bộ luật dân sự 2015

Hiện vẫn chưa đủ thông tin để nhận định trách nhiệm thuộc về cá nhân hay tổ chức nào. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân của vụ việc trò để truy cứu trách nhiệm phù hợp.

 

  •  2241
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…