DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công an đi kiểm tra thường trú, tạm trú vào thời gian 12h đêm

vấn để công an phường, huyện đi kiểm tra thương trú, tạm trú tại khu dân cư không phải là chủ đề mới lạ. Tuy nhiên hôm nay mình vấn muôn nói lại vì nó là nhiều trăn trở của sinh viên, nhứng người đang ở trọ tại các khu dân cư cụ thể mình xin trình bày 1 trường hợp cụ thể mà đêm ngày 17/12/2014 tại khu trọ của mình: 

11h 45 phút: Công an phường gõ của đứng ngoài kêu la " cho kiểm tra hành chính đi" mình mở của đang hoàng một người mặc quân phục cho hỏi chứng minh và các giấy tờ xe máy. Mình cho xem xong mới ra ngoài đứng thì thấy có khoảng 20 đến 25 Cán bộ công an cả giao thông, An ninh, Cảnh sát cơ động..v..v.... gọi tất cả các nhà trọ khác mở của kiểm tra làm huyên náo cả một xóm trọ. thời điểm đó khoảng 11h 55 phút.  như vậy là mất một đêm khó ngủ. Đêm đó nằm nghe tiếng trẻ con trở giấc, người càm ràm người chửi mất giấc ngủ trong đầu nảy ra mội suy nghĩ về tự do, hạnh phúc của nước ta..... Sáng sớm dậy tìm hiểu luật thì mình có một chút thắc mắc mong rằng các luật sư, anh chị em dân luật giải đám giúp. Mặc dù biết rằng công an làm như vậy vẫn có cái lý của họ là giết nhầm còn hơn bỏ sót, phòng ngừa tội phạm tuy nhiên mình thấy lái hại nhiều hơn cái lợi vì vậy:

Thứ nhất công an như vậy là đúng hay sai? nghị đính 167/2013 có được áp dụng trong trường hợp này? Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối vi hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Thứ 2 là trong thi hành công vụ thì tổ chức cá nhân có được đặc cách không truy cứu trách nhiệm trong trường hợp này và nó được quy định trong văn bản pháp luật nào? 

Chân thành cảm ơn

 

  •  17435
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…