DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công an đến nhà người dân làm việc và những vấn đề pháp lý cần biết

Công an làm việc tại nhà dân

Công an đến làm việc tại nhà người dân - Ảnh minh họa

Khi bất ngờ bị Công an đến nhà yêu cầu làm việc về một vấn đề dân sự, hành chính hay thậm chí là hình sự, nhiều người tỏ ra hoang mang mà không biết phải xử lý làm sao thì dưới đây sẽ là những vấn đề pháp lý người dân cần biết khi rơi vào tình huống trên.

Công an xã, phường có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Tại Điều 4 Thông tư 12/2010/TT-BCA có quy định về nhiệm vụ của công an cấp xã:

“Điều 4. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã:

2. Các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải được thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:

a) Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương;

b) Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; ...

c) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;”

Theo đó, khi có "tin tức, vụ việc" về an ninh trật tự (trong trường hợp này là việc bạn báo cáo hành vi của người khác xâm phạm mình), nhiệm vụ của anh công an này là phải thẩm tra, xác minh, sau đó đưa ra 3 hướng giải quyết:

- Nhắc nhở, giải thích, giáo dục nếu hành vi đó chưa đến mức bị xử lý hành chính, hình sự.

- Tiến hành xử phạt hành chính nếu vụ việc nằm trong thẩm quyền.

- Lập hồ sơ, lấy lời khai, thực hiện các thủ tục để tiến hành điều tra nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm

Chưa tính đến việc hành vi của người bị tố cáo sẽ bị xử lý ra sao, tuy nhiên việc chiến sĩ công an đến để làm rõ vụ việc là hoàn toàn nằm trong nhiệm vụ, quyền hạn.

Điều này có nghĩa, việc mời công an xã đến nhà một người khác làm việc là hoàn toàn có căn cứ. Ở đây, “làm việc” không có nghĩa là bắt bớ, khám xét, mà chỉ cần có thông tin về hành vi trái pháp luật thì công an xã đã có quyền đến xác minh làm rõ.

Vấn đề khám xét chỗ ở

Trường hợp công dân bị khám xét chỗ ở, có hai trường hợp xảy ra: 

1. Khám xét khi công dân có liên quan đến tội phạm:

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định một người chỉ bị khám xét khi có những căn cứ như sau:

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”

Trong trường hợp này, thẩm quyền ra quyết định khám xét người thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp và phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. (Điều 193).

Điều này có nghĩa, việc khám xét nơi ở phải có đủ 2 yếu tố: có căn cứ khám xét và được người có thẩm quyền ra quyết định khám xét.

Riêng với khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện thì còn phải lưu ý “Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.” (Khoản 1 Điều 195)

2. Kiểm tra hành chính về chứng minh nhân dân, cư trú:

Việc kiểm tra chứng minh nhân dân được hướng dẫn thi hành tại Tiểu mục 3 Mục III Thông tư 04/1999/TT-BCA, theo đó:

"3. Kiểm tra CMND.

- Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân và Công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra CMND của công dân. Việc kiểm tra có thể tổ chức thành từng đợt, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp."

Theo đó, khi bị kiểm tra bất ngờ về Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, người dân có thể yêu cầu được xem căn cứ, giấy tờ xác nhận chiến sĩ công an có được chỉ đạo của lãnh đạo hay không.

Việc kiểm tra cư trú công dân, xem chi tiết tại bài viết sau:

>> Công an khu vực được kiểm tra cư trú trong trường hợp nào?

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an cấp xã trong một số lĩnh vực

Cấp bậc

Thẩm quyền xử phạt

Căn cứ

Lĩnh vực An ninh trật tự, an toàn xã hội

Chiến sĩ đang thi hành công vụ

- Phạt cảnh cáo

- Phạt tiền đến:

+ 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

+ 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội

+ 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

 

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Đội trưởng của chiến sĩ đang thi hành công vụ

- Phạt cảnh cáo

- Phạt tiền đến:

+ 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

+ 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội

+ 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tương đương mức phạt

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Khoản 2 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

                                   

Trưởng công an cấp xã

- Phạt cảnh cáo

- Phạt tiền đến:

+ 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

+ 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội

+ 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tương đương mức phạt

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

 

Lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin

Chiến sĩ đang thi hành công vụ

- Phạt cảnh cáo

- Phạt tiền đến:

+ 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin

+ 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.

Khoản 1 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

 

Đội trưởng của chiến sĩ đang thi hành công vụ

- Phạt cảnh cáo

- Phạt tiền đến:

+ 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin

+ 2.400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.

 

Khoản 2 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

 

Trưởng công an cấp xã

- Phạt cảnh cáo

- Phạt tiền đến:

+ 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin

+ 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử.

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

 

Khoản 3 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Trên đây là một số thông tin hữu ích cho bạn đọc về chủ đề này, rất mong được sự đóng góp ý kiến.

  •  6495
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…