DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Công an đánh “bầm dập” người vi phạm giao thông, bức xúc thế nào từ dư luận?

Khi đọc được tin anh Lê Hoài Nhân bị bốn chiến sĩ công an đánh đập đến mức phải nhập viện, trong khi anh van xin đừng đánh nữa. Tôi chỉ nghĩ đến hai từ “bức xúc”, và không biết nói gì tiếp ngoài việc chia sẻ nó để chúng ta cùng nhau đánh giá sự đau lòng này.

Theo thông tin từ báo chí:

Anh Lê Hoài Nhân ở Đồng Tháp cho hay:

Sáng ngày 3/6, khi đang điều khiển xe thì gặp 2 chiến sĩ công an yêu cầu dừng xe. Do không mang theo giấy chứng nhận đăng ký xe, sợ bị phạt nên bỏ chạy. Một lúc sau, phát hiện có thêm 2 CSGT ngồi trên chiếc “bồ câu” cùng với 2 công an áo xanh đuổi theo, truy hô “ăn cướp”. Hoảng quá nên càng chạy nhanh, khi đến khu vực xã Hội An (huyện Chợ Mới) thì bị người dân cản xe làm tôi té ngã.

Bốn anh công an vừa đến đã lao vào đánh, đá tôi túi bụi. Đồng thời, la lớn: “Mày là thằng ăn cướp, giựt đồ, đụng người bỏ chạy…”. Mặc cho tôi thanh minh không phải ăn cướp nhưng vẫn bị đánh”.

Sau khi bị còng tay, áp giải vào UBND xã Hội An, tôi bị nhốt vào phòng riêng và vẫn tiếp tục bị 4 chiến sĩ công an thay phiên nhau đánh bằng cán chổi, dùi cui, dùng giày đá, đạp vào hông, lưng, bụng…

“Bị đánh đau quá, tôi gần như thở không nổi nên đã không ngừng van xin, thậm chí quỳ lạy nhưng các anh vẫn cứ đánh. Tôi yêu cầu được gọi điện thoại cho người thân, gọi về chính quyền địa phương nơi cư trú để xác minh lại nhưng các anh không cho, tịch thu luôn điện thoại của tôi và tiếp tục đánh, mắng chửi liên tục.

Sau đó, có người vào báo tin “Bắt lầm rồi, thằng này không phải ăn cướp” thì các anh mới ngừng đánh. Các anh lại yêu cầu tôi ký tên vào tờ giấy trắng nhưng tôi không đồng ý vì không có nội dung cụ thể. Một CSGT lại viết vào tờ giấy với nội dung tôi tự chạy xe té chứ không phải bị CSGT đánh, bắt buộc tôi ký tên và dọa sẽ đánh tiếp nếu tôi không ký, sợ quá nên tôi ký đại.

Sau khi lập biên bản tạm giữ xe, bằng lái, các anh bỏ đi, để mặc tôi ở lại với thương tích đầy người”

Người dân địa phương đã đưa anh vào cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Ông Lê Văn Dũng (ba anh Nhân) cho biết, suốt hơn 1 tuần lễ nằm viện, anh ăn uống, đi lại rất khó khăn, thường xuyên bị khó thở, nôn mửa.

Trong khi đó, ông Trương Minh Hiếu, Đội phó Đội Tổng hợp – Công an huyện, trả lời kiểu nước đôi trước phóng viên: “Sự việc này, lãnh đạo công an huyện cũng rất quan tâm và đã cử 1 cán bộ thanh tra. Tuy nhiên, do cán bộ này… bận nhiều việc nên đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể. Khi nào có kết luận thanh tra, công an huyện sẽ trả lời cho báo chí còn hiện giờ thì chưa thể cung cấp thông tin gì”.

Những câu hỏi được đặt ra:

- Thật hư của câu chuyện này như thế nào?

- Ông cha ta có câu “không có lửa làm sao có khói”, liệu có đúng trong trường hợp này hay không?

- Nếu anh Nhân hay ai đó đúng là kẻ cướp thì chiến sĩ công an có được quyền hành động như thế không?

- Tại sao công an huyện không tiến hành vào cuộc để tìm ra lời đáp cho vấn đề mà lại trả lời nước đôi?

- Phải chăng có dấu hiệu che dấu sự thật của công an huyện?

- Nếu sự thật như những gì báo chí nói thì các chiến sĩ công an sẽ bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chỉ là những lời xin lỗi và kỷ luật nội bộ?

- Mức độ bức xúc từ nhân dân về sự việc trên như thế nào?

  •  10340
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…