DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Confession, tự do bộc bạch nhưng phải trong khuôn khổ

Confession là một trào lưu của cư dân mạng Facebook. Nơi mà mọi người có thể bộc bạch những tâm sự thầm kín, bày tỏ tình cảm, làm quen kết bạn, hỏi han hay trao đổi kinh nghiệm mà yên tâm không bị lộ danh tính nhờ tính năng bảo mật thông tin.

Tất nhiên, mọi vấn đề trong cuộc sống đều cần được chia sẻ để con người cảm thấy tốt hơn. Bạn có điều không vui, những điều bí mật không muốn ai biết, bạn có thể chia sẻ với mọi người một cách bí mật. Facebook được xem là cuốn nhật kí trực tuyến của mỗi người vậy nên chẳng lý do gì chúng ta không viết những tâm tư vào đó cả.

Điểm đặc biệt hơn nữa đó chính là cộng đồng, một cái đầu sẽ không bao giờ sáng suốt bằng cả một tập thể, vấn đề có thể là rắc rối của bạn nhưng sẽ là đơn giản với rất nhiều người khác. Nói lên những tâm tư của mình không khiến bạn trở thành một người hay kể lể, một người có nhiều tâm sự mà đó có thể hiểu được là một cách yêu cầu sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.

Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì cũng phải kể đến những tác hại khôn lường khi người dùng lạm dụng sự bảo mật mà tự do bịa đặt, nói xấu, chỉ trích, hay nói ra những suy nghĩ phiến diện nhằm xúc phạm cá nhân hay tập thể nào đó. Bạn nghĩ mọi thông tin đều đã được bảo mật thì ngại gì mà không nói. Đó là sai lầm, bởi lẽ khi đã được đăng lên mạng thì mọi thông tin về tài khoản của bạn đều đã được lưu giữ lại. Nếu có những hành vi vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của người khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi do mình gây ra.

Pháp luật nước ta có những quy định để điều chỉnh vấn đề này như sau:

Về dân sự: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định rất cụ thể tại Điều 34 BLDS 2015. Khi có những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhâm phẩm, uy tín của mình, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin đó.

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Về hành chính:

Tại khoản d Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, quy định cấm hành vi Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng để đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

Theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 66);

Về hình sư: những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng nói trên với lỗi cố ý có thể cấu thành: Tội vu khống và tội làm nhục người khác.

Tội làm nhục người khác (Điều 121 Bộ luật Hình sự):

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Tội vu khống (Điều 122 Bộ luật Hình sự):

“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2.       Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Liệu rằng những quy định của pháp luật đã đủ tính răn đe và trừng trị hay chưa? Thực tế đã áp dụng như thế nào?

Hãy cùng nhau chia sẻ để tạo cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết trong thời đại công nghệ xuất hiện mọi nơi như hiện nay.

  •  19470
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…