DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Con đủ 7 tuổi: Phải xem xét nguyện vọng khi phân chia nuôi con sau ly hôn

Tỷ lệ các vụ án xét xử giải quyết tranh chấp ly hôn ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Sau đây sẽ là một vụ án điển hình trong lĩnh vực này!

Bản án 64/2019/HNGĐ-PT ngày 22/11/2019 về tranh chấp ly hôn của TAND tỉnh Thanh Hóa có nội dung như sau:

“Nguyên đơn và bị đơn tự nguyện đăng ký kết hôn năm 2004. Nguyên đơn trình bày: hai bên sống hạnh phúc đến năm 2008 thì xảy ra mâu thuẫn do bị đơn ngoại tình. Sau đó, bị đơn thường xuyên chửi bới, hành hung nguyên đơn khiến vợ chồng không còn khả năng hàn gắn.

Hiện tại, hai vợ chồng đã ly thân. Do cảm thấy mục đích hôn nhân nên nguyên đơn đề nghị Tòa án được giải quyết ly hôn; trong đó yêu cầu rõ về việc phân chia nuôi dưỡng hai đứa con chung; riêng tài sản và công nợ thì không yêu cầu giải quyết.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn vắng mặt không có lý do. Cũng tại phiên tòa này, Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, giao 02 đứa con chung cho nguyên đơn nuôi dưỡng, bị đơn không phải cấp dưỡng; không giải quyết tài sản, công nợ.

Bị đơn kháng cáo bản án sơ thẩm với nội dung không đồng ý ly hôn do không ngoại tình.”

Xét thấy nguyên nhân cả hai bên trình bày không thống nhất với nhau; đồng thời, nguyên đơn không có bằng chứng để chứng minh bị đơn có mối quan hệ bất chính trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, mâu thuẫn hôn nhau là có tồn tại giữa hai bên.

Bên cạnh đó, sau khi nhận đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, mặc dù đã được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo, triệu tập nhiều lần nhưng bị đơn không đến Tòa giải quyết, do đó Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn là có căn cứ.

Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, nguyên đơn đã để hai con lại cho bị đơn nuôi và đi khỏi địa phương. Thêm nữa, cháu Q (sinh năm 2004 – con chung của hai bên) có “Đơn trình bày nguyện vọng” đề nghị Tòa án cho hai chị em được ở cùng với bố (bị đơn). Do đó, HĐXX phúc thẩm có căn cứ để chấp nhận đơn kháng cáo của bị đơn về nội dung nuôi con chung của hai bên, đồng ý sửa bản án sơ thẩm: giao cả hai con chung cho bị đơn trực tiếp nuôi dưỡng.

Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về trường hợp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Việc xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi khi giải quyết việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn được xem là một trong những căn cứ nhưng không phải yếu tố quyết định để dẫn đến phán quyết cuối cùng của Tòa án./.

  •  6380
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…