DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có xử lý được hành vi kêu gọi đầu tư vốn theo hình thức đa cấp?

Chào mọi người, mấy nay đi vòng vòng thấy một vài câu hỏi liên quan đến vấn đề "đa cấp" cũng hay hay nên gởi lên tham khảo.

Chính xác là luật pháp Việt Nam không cấm hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp, mà thậm chí còn có hẳn một Nghị định quy định riêng về vấn đề này, đó là Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, định nghĩa:

Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.

Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định, đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp là hàng hóa, trừ những mặt hàng thuộc danh mục cấm, lĩnh vực y tế... Mọi loại hình dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác không phải là mua bán hàng hóa, không được tiến hành kinh doanh theo phương thức đa cấp, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

Cũng theo đó, nhiều trường hợp vi phạm quy định về kinh doanh bán hàng đa cấp như Thiên Ngọc Minh Uy, thủ đoạn chung là lừa người tham gia bỏ một khoản tiền để mua một món đồ, thực tế thì có lúc có đồ, có lúc không, sau đó dụ dỗ người tham gia kêu gọi người khác góp tiền tham gia chung để lấy phần lời.

Đó là trước đây, nhưng bây giờ cũng không hẳn là mới mà từ năm trước đã xuất hiện, đó là việc một số công ty tự cho mình là "tập đoàn" đưa ra những chiêu kêu gọi người dân tham gia góp vốn để thực hiện dự án với hứa hẹn là sẽ trở thành cổ đông với nhiều khoản tiền cổ tức lớn khi dự án hoàn thành. Chẳng hạn nư sự việc của Công ty Rừng toàn cầu, mỗi người khi "góp vốn" sẽ được cấp một Giấy chứng nhận góp vốn hay giấy xác nhận cổ phần, rồi cứ thế ôm về nhà chờ mỏi mòn mà không biết khi nào dự án mới được thực hiện. Nếu người đã tham gia kêu gọi người khác góp vốn thì sẽ được chia thêm % cổ phần

Như vậy trong trường hợp này xử lý như thế nào? Về mặt bản chất, chúng ta thấy hình thức không khác gì hoạt động bán hàng đa cấp trái pháp luật, nhưng luật chỉ điều chỉnh với hành vi bán hàng đa cấp. Phải chăng luật pháp đang bỏ quên vấn đề này?

Nếu theo pháp luật hành chính thì hành vi này không bị xử phạt, tuy nhiên theo pháp luật hình sự, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
 
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
 
 

 

 

  •  6054
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…