DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có thể xem xét kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Nghiên cứu đề xuất tăng lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 1.7 hằng năm. Ảnh: Hải Nguyễn

Chuyên gia cho rằng, nếu không có biến động lớn trong năm 2021 thì có thể tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7, nhưng chỉ ở mức thấp.

Trong Chỉ thị số 1/TP-VPCP, Chính phủ đã có ý kiến về kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam liên quan đến điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2021 và thời điểm bắt đầu thực hiện tăng lương tối thiểu.

Chính phủ giao Hội đồng Tiền lương quốc gia nghiên cứu kiến nghị điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 và việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 1.7 hằng năm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ để đề xuất, báo cáo Chính phủ trước quý II năm 2021.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, đề xuất trên có thể xem xét.

Bà Hương đánh giá, năm 2020 dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn ghi nhận những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế. Đây là điều kiện để có thể xem xét tăng lương tối thiểu.

Chuyên gia này cho rằng, chỉ nên tăng lương tối thiểu ở một mức thấp. Trong trường hợp năm 2021 không có biến động lớn hoàn toàn có thể tính toán đến việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.

"Nếu có điều kiện thì nên tăng lương cho người lao động nhưng chỉ nên tăng ở một tỉ lệ nhỏ, có thể chỉ bằng tốc độ tăng của CPI năm vừa qua. Việc điều chỉnh ở mức thấp để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp" - bà Hương nói.

Từ việc tăng lương tối thiểu, bà Hương nhìn nhận sẽ có những tác động liên đới đến doanh nghiệp. Khi tăng lương thì luôn kéo các chi phí khác tăng theo. Như vậy, chắc chắn tổng chi phí sử dụng lao động cũng sẽ tăng lên, đó là câu chuyện phải cân nhắc kỹ khi tăng lương. Vì vậy, áp lực tăng chi phí lên các doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, nếu như có thể tăng lương trong năm nay thì sẽ là động lực lớn động viên người lao động. Ở đây, cũng cần lưu ý đến các nhóm lao động khác nhau.

Bởi vì, bên cạnh nhóm lao động được hưởng lợi sẽ có thể có nhóm lao động phải ra khỏi nhà máy trong trường hợp áp lực từ chi phí tăng lương tối thiểu lớn buộc doanh nghiệp phải sa thải lao động. Điều này vô hình chung sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa các nhóm lao động.

Năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và giờ áp dụng cho năm 2021 để báo cáo Thủ tướng ký ban hành.

Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án lương tối thiểu vùng năm 2021.

Theo đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã nhóm họp 2 lần để thảo luận về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 và đi đến thống nhất khuyến nghị là tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu hiện hành của năm 2020 cho tới hết năm 2021.

Ngoài ra, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng đề xuất chưa ban hành mới về mức lương tối thiểu theo giờ để đồng bộ với phạm vi, đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan này thống nhất với khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia về phương án lương tối thiểu năm 2021.

Bộ cũng báo cáo Chính phủ cho phép chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, chưa quy định lương tối thiểu theo giờ. Chuyển sang thực hiện nghiên cứu tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm thích hợp của năm 2021, dự kiến quý III/2021.

ANH THƯ

Theo Báo Lao động

  •  1283
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…