DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có thể lập di chúc chung của vợ chồng khi một trong hai người không biết chữ

Câu hỏi:

Tôi và vợ tôi là Nguyễn Thị Mai có chung 2 người con trai. Hiện nay, chúng tôi cùng ở với con trai út tại căn nhà chung của vợ chồng tôi tại số 45 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội. Những năm gần đây, vì tuổi cao, sức yếu nên vợ chồng tôi quyết định lập di chúc để lại căn nhà trên cho các con. Tuy nhiên, vợ tôi lại không biết chữ. Nay, tôi muốn hỏi luật sư, vậy chúng tôi có thể lập di chúc chung cho các con của tôi được không?(Trần Văn Hải – Long Biên – Hà Nội).

 

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung câu hỏi tới cho chúng tôi, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Công ty TNHH NewVision Law) xin trả lời vấn đề của bạn, như sau:

 

Theo khoản 1, Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật”.

Về thủ tục lập di chúc:“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. (khoản 3, Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Ông Hải và bà Mai có thể lập di chúc theo hai cách:

Thứ nhất, ông Hải có thể thay vợ viết bản di chúc chung nhưng “phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”. Bên cạnh đó, người làm chứng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”. (khoản 1,2,3 Điều 654 Bộ luật  Dân sự 2005). Và ông Hải mang bản di chúc có đầy đủ chữ ký của ông Hải, điểm chỉ của bà Mai; xác nhận và chữ ký của những người làm chứng tới cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để được Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc.

Thứ hai, ông Hải và bà Mai cũng có thể lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tuân theo thủ tục sau:“1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc; 2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”.(Điều 658 Bộ luật Dân sự 2005).

 

Mọi thông tin cần trao đổi thêm, vui lòng gửi thông tin về địa chỉ: Số 9, ngách 6A, ngõ 6 Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội để trao đổi chi tiết và cụ thể hơn trong mọi vấn đề (nếu có phát sinh).

 

Trân trọng & cảm ơn./

 

 

  •  4199
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…