DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có thật là đời cha ăn mặn, đời con khát nước?

Bài viết này chỉ nhằm nói đến việc cha mẹ vay nợ mất thì con cái có phải thay mặt trả hết kể cả cha mẹ không còn tài sản gì để lại  vô tới đây rồi nên đọc để nắm mn ha

Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

"Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại."

Ngoài ra, khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

"Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Như vậy, khi ba mẹ chết mà còn di sản thừa kế chưa chia, đã chia theo quy định của pháp luật hoặc chia theo di chúc ba mẹ để lại thì các người thừa kế (con) phải có nghĩa vụ trả tiền cho chủ nợ đó từ giá trị di sản mà các người con được nhận thừa kế.

Trường hợp nếu ba mẹ chết không còn bất cứ di sản nào để lại thì người thừa kế không phải trả nợ cho chủ nợ.

Nói tóm lại thì cha ăn mặn nhưng trường hợp này chưa chắc gì con sẽ khát nước 

Vì vậy, khi cho vay thì người cho vay cũng nên lường trước và chấp nhận rủi ro này trong quan hệ cho vay

Tham khảo thêm về thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản và chi phí liên quan đến thừa kế quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015

“Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.”

 

  •  1246
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…