DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cơ sở nào cho nhân chứng ngồi phòng riêng?

Vừa qua, trong phiên tòa xét xử Trương Hồ Phương Nga chiều 27/6/2017, người làm chứng Nguyễn Mai Phương đã có mặt tại tòa nhưng theo yêu cầu được Hội đồng xét xử cho ngồi phòng riêng.

Cơ sở pháp lý nào để Tòa căn cứ cho phép thực hiện việc này?

Theo Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự, tại Khoản 3 Điều 6 về các biện pháp bảo vệ có quy định:

Giữ bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội của người được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ ... Đối với người bào chữa, khi được tiếp xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó”.

Việc Hội đồng xét xử cho nhân chứng Nguyễn Mai Phương ngồi phòng riêng là để tránh việc bị báo chí ghi hình, gây ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc hội đồng xét xử đồng ý với yêu cầu của bà Nguyễn Mai Phương trong trường hợp này là không cần thiết bởi e ngại lời khai được phát từ phòng riêng có thực sự khách quan, có sự chấp bút trước không, khi trả lời có bị ai tác động không?

Ý kiến của bạn thế nào?

  •  7174
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…