DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có phải mọi giao dịch bằng văn bản đều phải có chữ ký?

Bài viết tham khảo:

>>>  Phương pháp giả chữ ký và cách nhận biết chữ ký thật giả;

>>>  Nhận diện chữ ký giả;

>>>  Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không?


Chữ ký của một người được hiểu là các nét bút của cá nhân đó thường để ký tên của mình, chữ ký là các nét bút mang tính riêng biệt, đặc trưng để xác nhận, ghi nhận sự đồng ý của người đó trong văn bản, hồ sơ, chứng từ. Vậy có phải trong mọi giao dịch bằng văn bản đều phải có chữ ký hay không?

Hiện nay chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn riêng về việc sử dụng chữ ký trong các loại giao dịch bằng văn bản. Nhưng do tập quán, thói quen mà chữ ký được sử dụng phổ biến trong các loại văn bản ngày nay. Cụ thể, được quy định tại một số văn bản như sau:

Theo điều 19 Luật kế toán 2015 quy định về việc ký chứng từ kế toán như sau:

“Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất...”

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CP quy định về khái niệm “Bản gốc văn bản” như sau:

"Bản gốc văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền;…”

...

-> Theo quy định trên thì theo mình đa số các văn bản đều cần có chữ ký, đặc biệt là chứng từ kế toán chữ kí của người lập chứng từ là rất quan trọng. Ngoài ra, một số văn bản ngoài chữ ký thì để giao dịch có tính pháp lý cao thì cần tuần thủ quy định về công chứng, chứng thực văn bản theo quy định.

Mời các bạn tham khảo: Phạm vi trong chứng thực chữ ký;

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không cần có chữ ký như:

- Trường hợp bán hàng cho khách lẻ (hóa đơn lẻ không cần khách hàng kí tên) thì đơn vị bán hàng có thể dùng mộc khắc sẵn cho các mục tương ứng để mỗi khi bán hàng có thể đóng mộc lên chỉ tiêu người mua hàng. Cuối ngày lập bảng kê báng hàng và xuất 01 hóa đơn bán hàng theo bảng kê, tiêu chí ký tên bao gồm: Nhân viên bán hàng và Giám đốc kí tên hoặc kế toán trưởng.

Căn cứ: Điều 16 Nghị định 39/2014/NĐ-CP;

Lưu ý: Văn bản này sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020.

  •  1784
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…