DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có phải dân ta sợ luật và ngại kiện tụng?

Em xin chào các anh chị đã đi làm, đang đi học và nhất là yêu thích nghề luật!
Em là sinh viên năm thứ hai của trường Đại học Luật Hà Nội. Em không giỏi về luật nhưng em dám nhận mình là một người rất yêu thích luật và đam mê nó. Em cũng không biết tương lai em sẽ về đâu, sẽ làm gì nhưng trong thâm tâm, em luôn ngưỡng mộ các anh chị thẩm phán, luật sư- những người am hiểu luật và sãn sàng đấu tranh vì công lý!
Nhưng càng học luật em càng nhận thấy có quá nhiều thứ trên thực tê nó không như vậy và rất nhiều người trong xã hội chịu thiệt thồi vì người ta không hiểu luật. Nhưng cái làm em thấy không hài lòng là có phải dân ta hay ngại kiện tụng không?
Đó là sự thật! Người không hiểu luật, khi bị xâm phạm quyền và lợi ích thì không đáng trách. Nhưng những người biết chắc là mình bị xâm phạm quyền lợi ở đâu, do ai gây ra mà cũng không dám kiện tụng đấu tranh cho mình thì thật đáng buồn!
Không biết cái nghề luật sư ở các nước phát triển như Anh hay Mỹ nó được xếp ở top đầu tiên thì nghe luật sư ở mình nó xếp ở vị trí nào?
Trong tương lai, nhất định nó phát triển hơn rất nhiều nhưng phát triển ở mức độ nào thì đó là điều đáng quan tâm. Người dân ta sợ luật, ngại kiện tụng và dù biết bị xâm phạm lợi ích nhưng vẫn cho qua, thể hiện ở thái độ và sự dễ dãi quá đáng. Không khó để thấy những sai phạm này:
1. Trong các hợp đồng mua bán chung cư, em đã thấy những người mua nhà kí hợp đồng với điều khoản, bên chủ thầu giao nhà muộn quá 15 ngày theo dự kiến thì chịu phạt 10 % hợp đồng nếu không xảy ra các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lũ. Ấy vậy mà kết quả là nhà giao chậm 3 tháng, bên mua nhà dù tức lắm vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt. Dù với họ 10% giá trị căn nhà nào có nhỏ, là mồ hôi là nước mắt.
2. Vấn đề em thấy bức bối hơn là vấn đề người lao động bị xâm phạm quyền lợi hết khoản này đến khoản khác:
Các xí nghiệp may vẫn nổi tiếng là bắt nạt người lao động phổ thông, thời giờ làm việc thì quá là cùng cực và trái luật. Họ thích là đòi người lao động làm thêm giờ bất kể đêm ngày, chắc gấp đến mấy lần 200 giờ / năm. Rồi khi điện mất nước mất mà người lao động không làm việc được thì họ lại bắt đ ilàm đêm bù vào vì ban ngày đã không làm được. Trong khi đó điện mất nước mát đâu phải do người lao động, không những không phải đi làm bì mà họ còn được hưởng lương do sự kiện bất khả kháng này!
Đấy là em nhắc đến người công nhân với trình độ học thức và hiểu biết kém hơn là đại học.
Giờ đến đại học ra trường thì thử việc 3 tháng với 5 tháng chứ không phải 2 tháng như luật định, kí hợp đồng lao động đầu tiên có thời hạn một năm thì chỉ được trả 75 đến cùng lắm 50 % lương như hệ số 2,34. Rồi các năm sau cứ thế mà kí hợp đồng năm một mà theo luật định thì cùng lắm là hai hợp đồng có thời hạn còn lại là hợp đồng không xác đinh thời hạn.
Còn bao nhiêu những vấn đề khác mà em không nhắc đến và cũng không hiểu và va chạm như các anh chị ở đây. Em không kêu ca phàn nàn, nhưng em chỉ nhận thấy dân ta sợ luật và ngại KIỆN TỤNG quá! Đến quyền lợi của mình còn không bảo vệ và ý thức thì còn nghĩ cho ai được nữa! Coi như người lao động không kiện người sử dụng lao động vì họ còn làm ở đó, khó mà ý kiến gì. Nhưng việc chủ đầu tư giao nhà chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi quyền lợi nghiêm trọng mà người bị thiệt hại cũng sợ và không tin vào pháp luật thì thử hỏi niềm tin và sức mạnh của pháp luậtb nằm ở đâu?
Nó cũng giống như trong số rất nhiều quốc gia, người tiêu dùng Việt Nam là người tiêu dùng thuộc vào hàng dễ dãi nhất! Là một người học luật, em vẫn tin thế hệ bây giờ và sau này sẽ giúp ích cho xã hội, giúp cải thiện lòng tin vào pháp luật, vào công lý!
Cảm ơn anh chị đã đọc, em rất mong nhận được những lời chia sẻ của các bậc tiền bối tâm huyết với nghề luật!
  •  9463
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…