DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có nên học song bằng Luật và một ngành khác?

 

Với một xã hội có mức độ phân hóa và thay đổi liên tục về tính chất và số lượng trong công việc như nước ta thì vấn đề học song bằng là một câu hỏi hàng đầu được đặt ra bởi các sinh viên. Vì thế không riêng gì những ngành khác mà bản thân các “Cử nhân Luật” tương lai ắt hẳn cũng đã từng đắn đo vấn đề này, vậy liệu có nên học song bằng khi là một sinh viên Luật?

Tất nhiên để có thể khẳng định lựa chọn nào là tốt hơn chắc chắn không phải là mục đích của bài viết này, vì suy cho cùng sự lựa chọn của chính mỗi cá nhân mới là việc quan trọng nhất. Do đó nội dung chính của bài viết này sẽ là việc chia sẽ những gì mình đã được tư vấn từ gia đình, bạn bè và các giảng viên về những cái lợi của khía cạnh học song ngành đối với một sinh viên Luật:

Kiến thức

Điề ta có thể nhận thấy đầu tiên khi học đồng thời hai ngành học đó là lượng kiến thức mà người học có thể thu nạp được. Mỗi một ngành học sẽ là một lượng kiến thức riêng, chỉ trùng nhau một số môn học đại cương, vì vậy, việc học hai ngành học sẽ giúp thỏa mãn những ai đam mê học hỏi, tìm tòi kiến thức đồng thời sự bổ trợ lẫn nhau giữa các ngành học giúp ta nâng cao kiến thức nền.

Thông thường, mỗi ngành sẽ học về một lĩnh vực, nghề nghiệp riêng. Tuy nhiên, trong quá trình học hay làm việc sau này, chúng ta không chỉ cần đến kiến thức chuyên ngành mà còn cần những kiến thức bổ trợ từ những lĩnh vực khác. Vì vậy, việc am hiểu nhiều hơn một ngành học (cụ thể ở đây là ngành luật) sẽ là sự thuận lợi rất lớn để bản thân phát huy và thành công trong nghề nghiệp sau này. Hãy yên tâm rằng kiến thức không bao giờ là đủ cả.

Có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường

Điều này là hẳn nhiên, với một tấm bằng của một ngành học, cá nhân bạn sẽ làm việc trong một ngành nghề hoặc các ngành nghề liên quan trong lĩnh vực đó. Song nếu như có hai tấm bằng là cử nhân Luật và một ngành khác (VD: quản trị, tài chính,..) thì cơ hội việc làm chắc chắn sẽ tăng gấp đôi vì bạn có thể thoải mái lựa chọn công việc thuộc một trong hai ngành học. Lúc này, bạn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn để biết được đâm mê thật sự của mình là ở đâu hay công việc nào mới là công việc phù hợp nhất với bạn.

Tuy vậy những “hạn chế” cần cân nhắc của việc học song ngành cũng nên được quan tâm, cụ thể là:

Vấn đề về thời gian

Thời gian  sẽ là khó khăn đầu tiên mà mỗi người nghĩ đến khi cân nhắc việc có nên học song song hai ngành cùng thời điểm không. Thời gian đào tạo một cử nhân Luật hiện nay dao động khoảng 4 năm, có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào nơi đào tạo. Vì thế việc chọn song ngành đồng nghĩa một lượng kiến thức lớn sẽ đổ dồn rất nhiều vào chúng ta, đây chính là thời điểm mà việc sắp xếp thời gian để học tập, nghiên cứu môn học trở nên vô cùng quan trọng. Do đó đây là bài toán khó cho mỗi sinh viên, vì để sắp xếp thời gian hợp lý cho một chương trình đã là khó, việc xếp thời gian khi học đồng thời hai ngành học còn khó hơn vì yêu cầu phải đảm bảo không có sự trùng lặp, phải có thời gian để tìm hiểu thêm và hoàn thành những bài luận trong chương trình học một cách hiệu quả nhất

Bên cạnh đó, nếu việc học đã chiếm quá nhiều thời gian, thời gian cho những hoạt động khác như hoạt động ngoại khóa vui chơi giải trí, hoạt động tình nguyện hay thời gian để tham gia các câu lạc bộ của trường sẽ không còn. Điều này tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, nhưng có thể gây stress ảnh hưởng ngược lại chất lượng học tập.

Lưu ý khi xét tốt nghiệp đại học

Đây là vấn đề mà nhiều người vẫn còn băn khoăn. Theo quy định, sinh viên phải đạt điều kiện cần để đăng ký học ngành thứ hai, cụ thể là:

● Sinh viên đang học ở hệ sử dụng quy chế đào tạo theo tín chỉ không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;

● Sinh viên đang học ở hệ sử dụng quy chế đào tạo theo niên chế không thuộc diện tạm ngừng học và có điểm trung bình chung học tập cả năm từ 7,0 trở lên mới đủ điều kiện đăng ký.

● Sinh viên phải có kế hoạch học tập chi tiết của ngành thứ hai để quá trình học diễn ra hiệu quả và không bị gián đoạn.

Một điểm đáng lưu ý nữa là sinh viên chỉ được cấp bằng tốt nghiệp ngành 2 khi đã tốt nghiệp ngành 1. Sau học kỳ đầu tiên học ngành 2, nếu xếp loại học lực yếu (theo tín chỉ) hoặc điểm tổng kết 6.0 (theo niên chế) của chương trình thứ nhất, sinh viên sẽ bị buộc dừng học ngành thứ 2. Do đó phải ưu tiên hơn một chút cho việc học ngành 1 vì chỉ được xét tốt nghiệp ngành 2 nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ngành 1.

Chi phí đào tạo song ngành

Đây là điều hiển nhiên nếu các sinh viên muốn học song ngành, tuy vậy việc học phí được “nhân đôi” lên sẽ khiến những cân nhắc về tài chính trở nên quan trọng hơn cả. Vì sẽ rất lãng phí nếu không thể hoàn thành hết chương trình học song bằng chỉ vì không đủ kinh phí học tập, hoặc một trường hợp khác tệ hơn là khi sinh viên “rớt môn” thì khả năng sẽ mau nản vì chi phí lại được dịp cộng dồn.

Trên đây chỉ là những chia sẽ thêm của mình về việc sinh viên có nên tham khảo học song ngành hay không, (rất mong sự chia sẽ thêm từ những người trong cuộc ^^).

  •  4749
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…