DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có khả thi hay không quy định phạt tù hành vi ngoại tình

Đây là nội dung được quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Theo đó: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.

+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, Bộ luật hình sự 2015 đã quy định một cách chi tiết và rõ ràng về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” hơn so với Bộ luật hình sự 1999. Trước đây tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 có quy định:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Theo đó, Bộ luật Hình sự 2015 đã cụ thể hóa như thế nào thì được xem là  "hậu quả nghiêm trọng". Tuy nhiên, theo cựu thẩm phán - luật sư Phạm Công Út cho rằng việc thực thi quy định trên cũng còn rất khó, bởi quan trọng là việc chứng minh như thế nào mới được xem là "chung sống như vợ chồng". Trong thực tiễn xét xử, dù hậu quả nghiêm trọng có xảy ra thì người vi phạm cũng tìm cách giải thích rằng, họ chỉ quan hệ... “trên mức tình cảm” chứ không thừa nhận việc họ lên giường thường xuyên với tình nhân, hoặc với... thủ trưởng, hoặc thường xuyên với người bán dâm là nữ, thậm chí bán dâm nam... là chung sống với đối tượng tình địch của nạn nhân  như vợ hoặc chồng.

 Do đó, nếu hành vi này được cụ thể hóa hơn nữa thì có thể sẽ đi vào đời sống, bảo vệ được các mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, bảo vệ được hạnh phúc của các gia đình bằng pháp luật.

  •  6771
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…