DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cơ hội hành nghề kế toán tại các quốc gia ASEAN

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 46 (AEM-46) và các hội nghị liên quan, diễn ra từ 24-28/8/2014 ở Na Pyi Taw (Myanmar), Việt Nam đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN.

Theo đó, thỏa thuận này cho phép các quốc gia ASEAN thừa nhận chứng chỉ kế toán của mỗi nước thành viên, điều này đồng nghĩa với việc là những người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán của các quốc gia ASEAN có thể hành nghề tại Việt Nam mà không cần phải xin cấp chứng chỉ hành nghề kế toán của Việt Nam (cạnh tranh khốc liệt hơn) và ngược lại đối với những người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán của Việt Nam tại các quốc gia ASEAN.

Hiện tại, mình không tìm thấy bản nội dung (cả tiếng Việt và tiếng Anh) chính thức của thỏa thuận này trên mạng, chỉ có bản final dự thảo, nếu bạn nào cần thì pmm mình nhé: email: phanthanhtuan278@gmail.com

Về cơ bản, có 2 bước để thừa nhận chứng chỉ kế toán:

Bước 1: Trở thành 1 ASEAN Chartered Professional Accountant (ACPA).

Mình hiểu bước này là sau khi đã qualify hành nghề kế toán tại 1 quốc gia rồi, kế toán viên thực hiện bước này, thông qua 1 Ủy ban giám sát của mỗi quốc gia ASEAN (mỗi quốc sẽ thành lập 1 Ủy ban giám sát), để nộp hồ sơ để thông báo cho toàn bộ các tổ chức/hiệp hội kế toán của ASEAN (the ASEAN Chartered Professional Accountants Register-ACPAR) rằng, người này đủ điều kiện để hành nghề kế toán tại các quốc gia ASEAN.

Bước 2: Đăng ký hành nghề tại 1 quốc gia ASEAN, trở thành 1 Registered Foreign Professional Accountant (RFPA)

Sau khi đã là 1 ACPA, người này sẽ nộp đơn hành nghề cho quốc gia mình dự kiến sẽ hành nghề. Sau khi được chấp  thuận, người này sẽ trở thành RFPA.

Nội dung cơ bản như mình nêu trên. Vì chưa có bản chính thức nên các bạn có thể tham khảo bản dự thảo nhé. Mình cũng không rõ là khi nào luật VN sẽ cụ thể hóa nội dung của thỏa thuận này vào luật nhưng xu hướng sẽ là như trên.

Mong rằng thông tin này hữu ích cho những bạn muốn hành nghề kế toán ở nước ngoài.

  •  2640
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…