DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có hay không quyền nhân thân đối với pháp nhân?

 

Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 về quyền nhân thân quy định:

"1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

…”

Quy định trên đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản:

- Thứ nhất, gắn liền với cá nhân;

- Thứ hai, không chuyển dịch được.

Nếu xét đặc điểm thứ nhất, câu hỏi đặt ra là các chủ thể khác (như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) có các quyền nhân thân của mình hay không?

Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua một số căn cứ dưới đây:

+ Một là, tại Điều 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có quy định: “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin … vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.

+ Hai là, Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ghi nhận nội dung: “Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.”

 

Có thể thấy các quy định trên đều hướng tới sự thừa nhận các quyền nhân thân đối với pháp nhân và các chủ thể khác. Hay nói cách khác, quyền nhân thân không chỉ gắn với cá nhân mà còn được mở rộng đối với các chủ thể khác (như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác). Cụ thể, chúng ta có thể kể đến các quyền nhân thân không gắn với tài sản như: quyền đối với tên gọi, quyền được bảo vệ về danh sự, uy tín,…

 

 

  •  3729
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…