DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có gì bất thường trong một vụ án?

 

Ngày 01/02/2012, báo Pháp luật (TP.HCM) đăng bài báo về việc giải quyết một vụ án dân sự. Mọi người hãy xem có gì bất thường nhé!


01/02/2012 - 04:05

Rắc rối chia tài sản sau ly hôn
Bị hủy án vì không tuân nguyên tắc bất động sản phải chia bằng hiện vật... Hai người cùng có nhiều khoản nợ chung gồm tiền vay của hai ngân hàng gần 3 tỉ đồng, nợ hai cá nhân khác hơn 60 lượng vàng.

 

Sau khi ly hôn, bà N. và chồng cũ còn có các tài sản chung là một căn nhà, một nền nhà, 43 phòng trọ ở quận 2
(TP.HCM) cùng một lô đất nông nghiệp tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Chia nhà đất để trả nợ

Tuy nhiên, hai người cùng có nhiều khoản nợ chung gồm tiền vay của hai ngân hàng gần 3 tỉ đồng (bà N. đã trả được hơn 500 triệu đồng) và nợ hai cá nhân khác hơn 60 lượng vàng SJC.

Ban đầu hai người thỏa thuận bán tất cả khối tài sản chung để trả nợ chung. Sau đó hai bên lại bất đồng nên tháng 5-2007, bà N. khởi kiện yêu cầu chia đôi tất cả tài sản chung và những món nợ chung để... thân ai nấy lo. Bà yêu cầu tòa chia bằng hiện vật để bà có nhà ở.

Tháng 11-2010, TAND quận 2 công nhận sự thỏa thuận giữa hai bên với nội dung bà N. được sử dụng toàn bộ lô đất tại huyện Nhơn Trạch. Người chồng cũ phải hoàn lại cho bà hơn 9 tỉ đồng và được lấy phần tài sản là nhà, đất và các phòng trọ tại quận 2... Sau đó, bà N. kháng cáo với lý do hai bên không thỏa thuận thành nhưng tòa tuyên như vậy là bất hợp lý, không có lợi cho bà...

Sai nguyên tắc chia tài sản

Xử phúc thẩm vừa qua, TAND TP.HCM chấp nhận kháng cáo của bà N. Theo tòa, phân chia tài sản chung là bất động sản phải được xem xét trên phương diện phân chia hiện vật. Chỉ khi các bất động sản đó không có đủ các điều kiện để phân chia hiện vật như không đủ diện tích, hình thể, không đảm bảo sự sử dụng riêng biệt... thì mới xét đến việc phân chia bằng tiền. Trong khi đó một phần tài sản tại quận 2 là đất vườn, trên đất có nhà, có trồng cây lâu năm nhưng tòa án cấp sơ thẩm không thẩm định đó là nhà gì, bao nhiêu phòng trọ, số cây trồng lâu năm... để xem xét trong trường hợp phải chia hiện vật. Cạnh đó trong tổng diện tích đất có phần được cấp sổ đỏ, có phần chưa được công nhận nhưng hồ sơ chưa đủ để thể hiện rõ vị trí giữa các phần này. Tòa sơ thẩm chưa xác định rõ phần đất nào đã được cấp giấy chứng nhận cho vợ chồng bà N. mà đã vội xác định là tài sản chung để phân chia là không có căn cứ.

Theo tòa những thiếu sót trên là nghiêm trọng, cấp phúc thẩm không thể bổ sung tại tòa nên cần hủy án để giải quyết lại theo hướng chia bằng hiện vật, trên cơ sở đó phân chia trách nhiệm trả nợ chung giữa vợ chồng bà N.

Có thể chia bằng hiện vật

Điểm d khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Do đó chỉ khi diện tích bất động sản đó quá nhỏ không đảm bảo việc tách thửa, sang tên thì tòa áp dụng nguyên tắc giao cho một người có nhu cầu thực sự, người kia được nhận tiền chênh lệch. Nhưng nếu việc phân chia bằng hiện vật không gây trở ngại cho hai đương sự thì tòa nên áp dụng để đảm bảo nguyên tắc tài sản trong thời kỳ hôn nhân được chia đều. Vụ án nêu trên tòa án hoàn toàn có thể áp dụng quy định chia bằng hiện vật.

Luật sư TRẦN HẢI ĐỨC, Đoàn Luật sư TP.HCM

SONG NGUYỄN

  •  9872
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…