Hôm trước chưa giải thích thêm cho các bác rõ.
Đối với việc thi hành bản án dân sự có hiệu lực, bác và cơ quan thi hành án tìm và chứng minh người bị thi hành án có tài sản và đi đến việc cưỡng chế thi hành.
Nhưng đối với trường hợp phá sản, đứng trước cơ quan Tòa án, chủ nợ phải chứng minh là mình không có tài sản đấy.
Với thực trạng các DN ở VN kê khai vốn điều lệ khống khá cao so với vốn thực tế mà các chủ DN góp vào. Thì trên bản báo cáo tài chính hàng năm nộp cho các cơ quan, trong đó các tài khoản 111, 112, 152, 154, 155, 211, 411... đều là các con số khác thực tế. Thế thì các tài sản này hiện nay nằm ở đâu, chứ ko phải chỉ là bảo "Tôi ko có tiền" như trường hợp thi hành án dân sự của bản án có hiệu lực.
Trở lại vấn đề nêu trên, nếu đã có bản án, nhưng người thi hành án không trả được nợ, thì chủ nợ làm các thủ tục yêu cầu phá sản. Việc tiến hành thủ tục yêu cầu phá sản là một hành vi pháp lý phát sinh trên cơ sở của bản án dân sự trước đó, chứ không phải là việc đi đòi nợ.
Do đó, Thẩm phán không nhận đơn yêu cầu phá sản DN không có khả năng trả các khoản nợ mà đã có bản án có hiệu lực trước đó là việc làm hoàn toàn nhầm lẫn. Bác có thể khiếu nại việc này của Thẩm phán.
Cập nhật bởi Ls-Tran.Son.Dong ngày 05/09/2014 08:00:32 CH
Chúng tôi không phải là Luật sư giỏi nhất, nhưng chắc chắn chúng tôi là những Luật sư có trách nhiệm cao nhất
Ls - Trần Sơn Đông
0982 006 006 (24/7)
sondong@gmail.com