DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được sử dụng CMND còn hạn song song với CCCD hay không?

Hiện nay, nhiều người dân đã đổi sang Căn cước công dân gắn chíp nhưng vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân còn hạn. Vì thế, nhiều thắc mắc được đặt ra liệu có được dùng song song CCCD gắn chíp và CMND còn hạn hay không?

CMND còn hạn có phải đổi CCCD gắn chip không?

Với nhiều tiện ích mà CCCD gắn chíp mang lại, nên nhiều người dân mặc dù CMND vẫn còn thời hạn sử dụng nhưng đã đi đổi sang CCCD gắn chíp.

Hiện nay, người dân vẫn đang sử dụng cả CCCD mã vạch, CCCD gắn chip, CMND 9 số, CMND 12 số làm giấy tờ tuỳ thân chứng minh những đặc điểm riêng của mỗi công dân về lai lịch, nhân dạng gồm những nội dung:

- Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có).

- Ngày tháng năm sinh.

- Đặc điểm nhân dạng, giới tính.

- Dân tộc, quê quán, nơi thường trú.

Trên cả nước đã thống nhất chỉ cấp CCCD gắn chip cho công dân nếu người dân yêu cầu đổi, cấp lại loại giấy tờ tuỳ thân này. Đối với người đang sử dụng CMND, Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ CMND sang CCCD gắn chip là:

- CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)

- CMND hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

- Bị mất CMND.

Thế nhưng, pháp luật không bắt buộc công dân đang sử dụng CMND còn thời hạn sử dụng phải đổi sang CCCD gắn chíp. Hay nói cách khác, người dân có thể tiếp tục sử dụng CMND của mình cho hết khi hết hạn mới cần đi đổi hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP thì CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Đồng thời, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014 cũng khẳng định, CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn còn hạn thì được sử dụng cho đến hết 15 năm kể từ ngày cấp.

Vậy nên, nếu CMND còn thời hạn sử dụng và không thuộc trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp thì người dân vẫn dùng được đến khi CMND hết hạn.

Có được sử dụng CMND còn hạn song song với CCCD hay không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, cán bộ Công an sẽ thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD hoặc đổi thẻ CCCD.

Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định Thu hồi CMND, CCCD cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.

Thông tư 59/2021/TT-BCAThông tư 60/2021/TT-BCA được áp dụng từ ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, trước đó, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD gắn chip cho công dân. Do đó, thời điểm trước, vẫn rất nhiều người khi đổi sang CCCD gắn chip thì chỉ bị cắt góc CMND cũ mà không bị thu hồi lại hoặc thậm chí còn bị “bỏ sót” không cắt góc.

Ngoài ra, một số trường hợp, sau khi làm thẻ Căn cước mới, không ít người dân vẫn còn giữ CMND cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục quên thu lại.

Điều này khiến một số người đã làm CCCD mới lại có cùng lúc hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là CCCD gắn chip mới làm và CMND cũ.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất ở trên, sau khi cấp CCCD sẽ phải thu hồi CMND. Khi đó, CMND sẽ không còn giá trị sử dụng dù còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng. Đồng nghĩa với việc sẽ không thể sử dụng song song cả CMND và CCCD gắn chip mới.

Sử dụng CMND cũ song song với CCCD được cấp mới bị xử lý như thế nào?

Theo quy định trên, việc thu lại Chứng minh nhân dân cũ sau khi làm Căn cước công dân mới là quy định bắt buộc.

Theo đó, căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Cụ thể là hành vi sử dụng CMND cũ song song với CCCD được cấp mới.

Ngoài ra, dựa vào các căn cứ trên, nếu sử dụng CMND cũ để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Bởi lẽ, CMND lúc này đã không còn giá trị sử dụng.

Vì vậy, người dân chỉ nên dùng duy nhất CCCD mới làm trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này.

  •  1112
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…