DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được gia hạn quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khi quyết định xử phạt vi phạm hết hiệu lực áp dụng?


Cưỡng chế hành chính là biện pháp bắt buộc phải thi hành một mệnh lệnh, quyết định hành chính. Là biện pháp do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đối với cá nhân hay tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Vậy khi quyết định xử phạt vi phạm hết thời hạn áp dụng mà cơ quan có thẩm quyền chưa thi hành thì có được gia hạn quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành?
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
"45. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.”;"
=>> Như vậy, theo quy định trên thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp xử phạt hành chính được tính từ ngày ra quyết định cho đến khi chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính hết hiệu lực áp dụng thì sẽ không thi hành quyết định cưỡng chế nữa trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu. Do đó, khi quyết định xử phạt hành chính hết hiệu lực thì quyết định cưỡng chế sẽ không được thi hành và cũng sẽ không được gia hạn thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế (trừ các trường hợp đặc biệt).
 
  •  594
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…