DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được đứng tên chung trong sổ đỏ khi chưa đăng ký kết hôn ?

Đã chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn, khi cặp đôi này quyết định mua nhà chung thì bạn nữ lo lắng, không biết mình có thể cùng đứng tên trong sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), được hay không?

 
Chưa đăng ký kết hôn có được đứng tên chung trong sổ đỏ được không
Chưa đăng ký kết hôn có được đứng tên chung trong sổ đỏ
 
 
Trao đổi cùng độc giả, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (GĐ - Công ty Luật NewVision Law), khẳng định bạn gái nêu trên hoàn toàn có thể đứng tên chung với bạn trai trong sổ đỏ (hay còn gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”) dù chưa đăng ký kết hôn.
 
Độc giả hỏi: Thưa luật sư, Em và bạn trai em đã chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chúng em đang dự định mua lại một căn nhà, trong trường hợp của em thì em và bạn trai có thể cùng đứng tên chung trong sổ đỏ(Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được không. Mong luật sư tư vấn cho em
 
Ls. Nguyễn Văn Tuấn: Pháp luật Việt Nam quy định nhiều hình thức sở hữu đối với tài sản và trong đó có hình thức sở hữu chung. Cụ thể, nhiều chủ sở hữu có quyền thỏa thuận để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chung.
Trong trường hợp của bạn, bạn và bạn trai mặc dù chưa đăng ký kết hôn nhưng có quyền thỏa thuận để cùng nhận chuyển nhượng, mua nhà đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 
 
Độc giả hỏi: Vậy nếu được cấp “sổ đỏ” thì cấp cho ai?
 
Ls. Nguyễn Văn Tuấn: Theo Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013, nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời cấp cho mỗi người 1 Giấy chứng nhận; nếu các chủ sở hữu, chủ sử dụng có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
 
Căn cứ theo quy định trên, khi hai bạn nhận chuyển nhượng hoặc mua nhà đất và thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định thì cả hai bạn sẽ cùng được ghi tên trên Giấy chứng nhận và trở thành đồng chủ sử dụng, sở hữu chung đối với tài sản đó.
 
 
Độc giả hỏi: Nếu làm vậy thì có rủi ro pháp lý gì không thưa luật sư?
Ls. Nguyễn Văn Tuấn: Về pháp lý xác định chủ quyền thì không có rủi ro gì vì cả 2 bạn là đồng sử dụng quyền sử dụng đất, đồng sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và đều được cấp “sổ đỏ”.
 
Nhưng việc định đoạt quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất thì có thể rắc rối nếu giữa các đồng sở hữu có mâu thuẫn, tranh chấp. Vì khi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp ... tài sản chung thì buộc có sự đồng ý của các đồng sở hữu.
 
 
Lưu ý: Hiện nay, Khoản 4 Điều 98 Luật đất đai quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người”. Do đó, khi cùng đứng tên mua nhà đất, hai bạn phải xuất trình tại cơ quan có thẩm quyền (tổ chức công chứng, cơ quan đăng ký đất đai...) giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân về việc hai bạn chưa đăng ký kết hôn với ai để chứng minh tài sản này không liên quan đến tài sản chung vợ chồng (Hai bạn đến Ủy ban nhân dân phường nơi thường trú để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
 
 
 
Xin cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Tuấn !
Trân trọng!

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

  •  15354
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…