DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được chuyển hộ khẩu khi chồng không đưa sổ gốc?

Có được chuyển hộ khẩu khi chồng không đưa sổ gốc?

Trong thời gian ly thân, tôi muốn chuyển hộ khẩu về nhà mẹ đẻ ở cùng huyện nhưng chồng gây khó dễ, không đưa sổ. (Độc giả Hà Lan)

Tôi làm cách nào để chuyển hộ khẩu trong khi chồng là chủ hộ?

Luật sư trả lời

Pháp luật quy định công dân có quyền tự do cư trú, vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau. Do vậy, việc bạn muốn chuyển khẩu về nhà mẹ đẻ là quyền được pháp luật ghi nhận. Bạn thuộc trường hợp chuyển nơi thường trú trong phạm vi cấp huyện nên cần được công an cấp xã xác nhận Giấy chuyển hộ khẩu.

Để được cấp Giấy chuyển hộ khẩu, bạn cần có hồ sơ gồm: Sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân (điều 8 Thông tư số 35/2014/TT-BCA).

Sau khi có được Giấy chuyển hộ khẩu bạn thực hiện đăng ký thường trú tại nhà mẹ đẻ. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu; Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Như quy trình trên, bạn không có sổ hộ khẩu trong hồ sơ nên không đủ điều kiện được cấp Giấy chuyển hộ khẩu và đương nhiên không đủ điều kiện đăng ký thường trú.

Theo khoản 8 điều 10 Thông tư số 35/2014/TT-BCA, người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người có cùng tên sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật".

Hành vi chủ hộ không cung cấp sổ hộ khẩu để người vợ sau khi ly thân thực hiện việc tách khẩu được xác định là vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú quy định tại điểm a, khoản 1 điều 8, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, "cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú". Mức phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.

Chồng của bạn không cho mượn sổ hộ khẩu để thực hiện thủ tục hành chính là vi phạm về quy định trách nhiệm của chủ hộ, bạn có thể làm đơn trình báo lên cơ quan chính quyền địa phương: xã, phường, thị trấn can thiệp và yêu cầu hợp tác để thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.

UBND cấp xã có quyền đề nghị chủ hộ giao sổ hộ khẩu để làm thủ tục tách hộ khẩu cho bạn, nếu chủ hộ không chấp hành thì người này sẽ bị xử phạt vi phạt hành chính với hành vi: "Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền" (điểm c, khoản 1 điều 8, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Luật sư Quách Thành Lực
Công ty Luật TNHH LSX

Theo Vnexpress

 

  •  8513
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…