DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Có được bố trí ngày nghỉ bù cho NLĐ thay vì trả lương làm thêm không?

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Do đó, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ 01 ngày và hưởng nguyên lương. Trường hợp NSDLĐ yêu cầu NLĐ làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết thì phải được sự đồng ý của NLĐ, đồng thời NSDLĐ có nghĩa vụ trả lương làm thêm giờ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương làm thêm giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 300% (tối thiểu) x Số giờ làm thêm

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường là tiền lương thực trả cho NLĐ theo công việc đang làm của tháng, tuần hoặc ngày mà NLĐ làm thêm giờ chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng, tuần hoặc ngày mà NLĐ làm thêm giờ (nhưng không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và không kể số giờ làm thêm). (Theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương của ngày nghỉ lễ, Tết là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng.

Như vậy, có thể hiểu rằng NSDLĐ có nghĩa vụ chi trả cho NLĐ 100% tiền lương cho ngày lễ và thêm tối thiểu là 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường nếu NSDLĐ yêu cầu NLĐ làm việc vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Về việc bố trí ngày nghỉ bù cho NLĐ thay vì trả lương làm thêm giờ:

Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định nào cho phép NSDLĐ được bố trí cho NLĐ nghỉ bù thay cho trả tiền lương làm thêm giờ trong các ngày lễ, Tết. Theo đó, việc nghỉ bù chỉ được thực hiện nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng vào những ngày nghỉ hằng tuần. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Do đó, việc cho NLĐ nghỉ bù sau khi làm việc vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không thuộc trường hợp nêu trên. Việc quy đổi số tiền lương làm thêm giờ sang thời gian nghỉ bù là không đúng với quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp, NSDLĐ vẫn cố tình bố trí cho NLĐ nghỉ bù mà không trả lương làm thêm giờ vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt như sau:

-  Từ 5 – 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 đến 10 NLĐ;

-  Từ 10 – 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 đến 50 NLĐ;

-  Từ 20 – 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 đến 100 NLĐ;

-  Từ 30 – 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 đến 300 NLĐ; và

-  Từ 40 đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Đối với NSDLĐ là tổ chức thì mức phạt nêu trên sẽ gấp 02 lần theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra, NSDLĐ còn phải trả cho NLĐ đầy đủ tiền lương làm thêm giờ cộng thêm khoản tiền lãi phát sinh từ số tiền lương làm thêm giờ bị chậm trả được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm ngay cả khi NSDLĐ đã bố trí nghỉ bù cho NLĐ bởi vì thời gian này vẫn không được xem như NSDLĐ đã thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ.

  •  492
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…