DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cơ chế pháp lý nào bảo vệ viên chức kinh doanh chân chính?

Tôi nêu lên chủ đề này vì những vướng mắc pháp lý cho một khách hàng - một viên chức trong bệnh viện lớn. Anh muốn thành lập một doanh nghiệp - phòng khám chuyên khoa, nhưng vì lo ngại vướng luật nên nhờ đến luật sư tư vấn.

Sau khi xem xét các đạo luật có liên quan, tôi muốn đặt một câu hỏi để các bạn cùng tranh luận.

------------------------------------------------------------------

 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng 2005, cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

Theo quy định của Luật Viên chức 2010, viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

Theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2005, người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.

Theo định nghĩa của Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các vấn đề sau được giải quyết:

1. Viên chức, anh là ai? Đã rõ.

2. Viên chức có được thành lập hoặc tham gia thành lập công ty không? Không.

3. Viên chức có được tham gia quản lý, điều hành công ty không? Không.

4. Viên chức có được làm chủ tịch HĐTV, HĐQT, Giám đốc công ty không? Không.

Vấn đề đặt ra, viên chức mua lại phần vốn góp của một công ty TNHH, tức là không tham gia thành lập, không quản lý điều hành, chỉ là một thành viên góp vốn. Như vậy, không vi phạm các quy định trên. Nhưng, vì là thành viên góp vốn nên viên chức này phải biểu quyết, ký nghị  quyết về một việc gì đó, thông thường là định hướng phát triển hoặc một quyết định nào đó quan trọng của công ty. 

Hỏi: Sự biểu quyết đó có được coi là một hành vi mang tính quản lý hoặc điều hành doanh nghiệp? 

Không có văn bản nào hướng dẫn vấn đề trên. Vì vậy, nếu bên cảnh sát điều tra phòng chống tham nhũng (C-PC48) "ngó" tới thì các viên chức có thể vẫn "rụng" như thường.

Bởi vì, không-có-cơ-chế-pháp-lý-bảo-đảm-các-quyền-pháp-lý-của-họ.

 

 

  •  4400
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…