chào bạn Lan2007.
Tội trộm cắp tài sản có 2 đặc trưng riêng phân biệt với tôi khác về xâm phạm quyền sở hưu :
-hành vi phạm tôi diễn ra lén lút.
- Có việc chiếm đoạt tài sản : chuyễn dịch trái phép tài sản.
Dấu hiệu lén lút thì đã rỏ; Dấu hiệu chiếm đoạt cũng đã rỏ. Tranh cải nếu có là việc nhận định việc chiếm đoạt đã hoàn thành chưa ?
Theo tôi thì việc chiếm đoạt đã hoàn thành : " người ăn trộm xe máy khi phá khóa vào nhà người khác và đưa được chiếc xe máy ấy ra sân ". Chiếc xe máy lúc đầu là trong sự quản lý của chủ sở hưu (để trong nhà, khóa cẩn thận), nhưng sau đó không còn trong phạm vi quản lý vì khóa đã bị bẻ và xe đã dắt ra khỏi nhà.
Do đó hành vi phạm tội trộm cắp đã hoàn thành, người phạm tội bị bắt khi định tẩu thoát chứ không phải là định trộm tài sản.
Trong thực tế, một người trộm cắp tài sản của người khác (ví dụ : tiền, vàng, điện thọai...) trong cơ quan chẳng hạn, dù họ chưa mang ra khỏi cơ quan hoặc thậm chí chưa cất dấu mà để trong người thì hành vi trộm cắp đã hoàn thành.
Trong nghi quyết 01/2000 của HĐTP cũng cho ví dụ về trường hợp phạm tôi chưa đạt (chưa hoàn thành) là khi họ ĐANG thực hiện hành vi trộm cắp :
"Ví dụ 1: Một người tội phạm có tính chất chuyên nghiệp đang phá khoá để trộm cắp chiếc xe máy Dream II thì bị bắt hoặc một người chưa có tiền án, tiền sự đang trộm cắp tài sản có giá trị 100 triệu đồng thì bị phát hiện. Những người này sẽ bị xét xử theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm c hoặc điểm e)."
Như vậy tình huống trên là phạm tội đã đạt và đã hoàn thành nhưng bị bắt quả tang ngay sau khi phạm tôi.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 23/04/2014 12:19:26 CH