DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chuyển tải triết lý giáo dục vào luật

Nói một cách khái quát và đơn giản, triết lý giáo dục là tinh thần chủ đạo của giáo dục, là định hướng vận hành của toàn bộ hoạt động giáo dục. Về hình thức, triết lý giáo dục phải được trình bày dưới dạng cô đúc, ngắn gọn. Về nội dung, điều quan trọng là triết lý giáo dục phải chỉ ra được những yêu cầu cơ bản của sản phẩm mà nền giáo dục hướng tới, tức là phải trả lời câu hỏi hoạt động dạy - học nhằm mục đích gì, nền giáo dục muốn đào tạo ra con người như thế nào, sống và làm việc trong một xã hội ra sao. Trong mỗi bối cảnh chủ thể - không gian - thời gian cụ thể khác nhau, hoạt động giáo dục có thể hướng đến những mục đích khác nhau, tạo nên những triết lý giáo dục khác nhau. Những triết lý giáo dục khác nhau này sẽ quy định những nội dung và phương pháp giáo dục khác nhau tương ứng. Như theo dự thảo, có mốt số ý kiến đề nghị hợp nhất Điều 2 (mục tiêu giáo dục) và Điều 3 (tính chất, nguyên lý giáo dục) thành một điều là "triết lý giáo dục".
 
"Điều 2. Mục tiêu giáo dục
 
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức công dân toàn cầu; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
 
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
 
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
 
2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội."
 
Có những tư tưởng thể hiện triết lý giáo dục Việt Nam cần tiếp tục duy trì, có những tư tưởng cần thay đổi cho phù hợp với giai đoạn hiện tại. Ví dụ như tư tưởng “giáo dục toàn diện đức, trí, văn, thể, mỹ” thể hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, hiện nay chúng có xu hướng được gom lại trong hai yêu cầu về năng lực và phẩm chất. Các tư tưởng “học mãi để tiến bộ mãi”, “học suốt đời”, “xây dựng xã hội học tập” là phương châm, chiến lược giáo dục về cơ bản đúng không chỉ cho Việt Nam, mà cả thế giới; không chỉ cho bây giờ, mà cả mai sau. Hay tư tưởng “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tồn tại” của UNESCO thể hiện mục tiêu giáo dục trong một thế giới hội nhập với cuộc sống luôn biến đổi. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà giá trị nền tảng của xã hội đã thay đổi từ ưa ổn định sang cần phát triển, thì bên cạnh hai mục tiêu về năng lực và phẩm chất “chăm ngoan học giỏi” mà dân chúng đề cao, cần nhấn mạnh yêu cầu đào tạo những con người có bản lĩnh, chủ động và sáng tạo để có thể hòa nhập và thích ứng được trong một thế giới luôn biến đổi.
 
Chúng ta đang sửa đổi Luật Giáo dục. Luật Giáo dục là văn bản pháp quy chuyên ngành cao nhất, còn triết lý giáo dục là tư tưởng chủ đạo làm định hướng vận hành cho toàn bộ hoạt động giáo dục, vì vậy việc đòi hỏi phải đưa triết lý giáo dục vào luật là một yêu cầu hoàn toàn hợp lý. Chúng ta cần phải chọn loại triết lý giáo dục nào, xác định nội dung triết lý giáo dục đó là gì.
  •  1019
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…