DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chuyện gì xảy ra khi bạn bị lộ thông tin cá nhân?

>>> Mua bán hoặc làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt ra sao?

>>> Xử lý hành vi công khai thông tin cá nhân của người nổi tiếng

Với sự phát triển của Internet và công nghệ cao phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người, thì các thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại, số CMND, gmail, số tài khoản ngân hàng… ngày càng dễ dàng bị lộ. Thông qua một số hoạt động như: thanh toán qua mạng, đăng ký nhận thông tin khuyến mãi, mua bán trả góp.

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định để bảo vệ thông tin cá nhân của mọi người, cụ thể là quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

...

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.”

...

Tuy nhiên, dù được pháp luật bảo vệ thì trước tiên mỗi người cần phải có ý thức tự bảo vệ bản thân.

Điều này thường được rất ít người quan tâm, nhưng những rủi ro mà việc lộ thông tin cá nhân có thể mang lại là không nhỏ. Với những người có ý xấu khi có được thông tin, họ có thể tìm ra được mật khẩu các tài khoản quan trọng của bạn, làm giả thẻ chứng minh nhân dân, thẻ ngân hàng… để thực hiện những hành vi gây bất lợi cho bạn như:

- Đối với tài khoản gmail: lấy được những thông tin quan trọng mà bạn trao đổi với khách hàng, bí mật kinh doanh, thực hiện những giao dịch dưới danh nghĩa của bạn: vay tiền, phát tán những thông tin đồi trụy, phản động…

- Đối với số CMND: dùng số CMND của bạn để kê khai biên bản vay nợ, đăng ký các dịch vụ tài chính, số điện thoại…

- Đối với tài khoản ngân hàng: họ sẽ rút hết tiền có trong tài khoản của bạn, thực hiện giao dịch qua thẻ tín dụng trả sau…

-...

Kết quả của nó là một ngày bạn bất ngờ trở thành con nợ: bị ngân hàng, bạn bè đòi tiền, các hóa đơn về cước điện thoại; thất bại trong kinh doanh hoặc là bị công an mời đi điều tra về tội lừa đảo, phản bội Tổ quốc…

Như vậy, để không trở thành nạn nhân của hành vi trên, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Một, cần suy nghĩ cẩn thận về việc cung cấp thông tin cá nhân để đăng ký các thông báo về chương trình khuyến mãi trên một số trang web, đăng ký tài khoản trên các trang không cần thiết;

Hai, kiểm tra độ an toàn bảo mật của trang web khi mua hàng (Dấu hiệu nhận biết một trang web được bảo mật chính là biểu tượng ổ khóa cạnh đường dẫn đến trang web trong thanh địa chỉ);

Ba, không đưa thẻ ngân hàng của mình cho người khác sử dụng, ghi nhớ số CCV ở sau thẻ và cạo sạch ba số này ở trên thẻ;

Bốn, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng, tài khoản gmail khi nhận được thông báo giao dịch từ ngân hàng hoặc gmail khi bị đăng nhập trên thiết bị khác; và liên hệ với ngân hàng để nhờ giúp đỡ;

Năm, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết nếu bạn bị mất chứng minh nhân dân, hoặc có dấu hiệu thông tin của bạn được người khác sử dụng.

Trên đây là những cách mình nghĩ được để bảo vệ thông tin cá nhân, các bạn có ý tưởng nào hay hơn thì cùng nhau chia sẻ nhé.

  •  14448
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…