DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chụp ảnh chung với vợ người khác có vi phạm luật hôn nhân và gia đình?

Bài viết tham khảo:

>>> Các trường hợp không được kết hôn;

>>> Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật hôn nhân gia đình;

>>> NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ HÔN NHÂN;


Khi xã hội ngày càng phát triển, việc tạo mối quan hệ tốt với sếp hay với đồng nghiệp có quan hệ trong mối làm ăn thì không tránh khỏi việc họp mặt sau giờ làm, tiếp xúc với người này, người kia hay chụp hình lưu giữ kỉ niệm với nhau, ..diễn ra khá phổ biến. Vậy với trường hợp bạn chụp hình với một người phụ nữ khác (đã có gia đình) và bị người chồng đánh ghen, thì trong trường hợp này bạn có vi phạm chế độ hôn nhân gia đình hay không? 

Sau đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Các hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình.

Theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 những hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Yêu sách của cải trong kết hôn;

- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

- Bạo lực gia đình;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

2. Chụp ảnh chung với vợ người khác có vi phạm luật hôn nhân và gia đình?

Theo quy định về các hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình nêu trên, việc bạn chụp ảnh với một người phụ nữ khác đã có chồng, cần xác định giữa hai người có hành vi bị cấm nêu ở trên hay không? có hành vi sống chung hay quan hệ với nhau hay không? ...

Nếu có những bằng chứng minh giữa bạn và người phụ nữ đó có một trong những hành vi nếu trên thì đương nhiên bạn đã vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình và bị xử phạt hành chính theo quy đinh.  

Tuy nhiên, nếu bạn không có những hành vi nêu trên chỉ là bạn bè giao tiếp bình thường, thì khi bị đánh ghen hay bị gọi lên xử lý trước tòa thì người có yêu cầu cho rằng bạn vi phạm phải chứng minh được rằng giữa bạn và người phụ nữ đã có những hành vi vượt giới hạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Vậy nên, nếu bạn chụp ảnh chung với người phụ nữ khác đã có chồng, nhưng không có hành vi vi phạm nào được quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên thì không vi phạm. Nếu có hành vi thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc tùy vào mức độ vi phạm mà trở thành tình tiết để tòa giải quyết về việc bồi thường và xác định quyền nuôi con,.. theo quy định.

Các bạn tham khảo mức xử phạt hành chính phổ biến về vi phạm chế độ hôn nhân gia đình TẠI ĐÂY:

HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT HÔN, LY HÔN VÀ VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG

(Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP;được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP)

Đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Đối với một trong các hành vi sau: Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

 

  •  5052
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…